Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Theo kết quả xét nghiệm máu, bệnh cường giáp của tôi nặng hay nhẹ?
Câu hỏi
Thưa bác sĩ, Em bị tim đập nhanh, đau ngực, bác sĩ bảo em bị cường giáp. Xét nghiệm máu lần đầu kết quả: T3 5.19, T4 Free 43.84, TSH <0.005, bác sĩ cho toa thuốc gồm: Thyrozol, Concor Cor 2.5mg, Opecalcium, Verlspiron. Uống được 2 tuần xét nghiệm lại kết quả là: T3 3.46, T4 141.8, TSH 0.005, bác sĩ vẫn cho toa thuốc đó không thay đổi gì. Xin cho hỏi bệnh tôi giảm hay nặng hơn? Nếu muốn khám chuyên khoa thì đi bệnh viện nào? Xin cám ơn bác sĩ.
Trả lời
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình móng ngựa, nằm ở trước cổ, tiết ra chất nội tiết tố thyroxin (T4) có vai trò điều hòa sự phát triển của các cơ quan, thúc đẩy sự hoạt động, trưởng thành của mọi tế bào. Sự hoạt động của tuyến giáp được điều hòa bởi tuyến yên theo cơ chế: tuyến yên tiết ra chất TSH (thyroid stimulating hormon), thúc đẩy tuyến giáp trạng tiết ra T4.
Cường giáp là do tuyến giáp tiết ra quá nhiều chất T4, với các dấu hiệu: bệnh nhân thấy tinh thần luôn căng thẳng, mất ngủ, tính tình thất thường, lúc nóng nảy hung đồ, khi thì thờ ơ lãnh đạm; tay chân run rẩy, chịu đựng thời tiết nóng kém, hay vã mồ hôi; ăn nhiều mà vẫn sút cân, suy nhược cơ thể, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở, ở phụ nữ thấy kinh ra ít; mắt to và lồi dần; có khi bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng như sút cân, yếu mệt, buồn sầu; một số bệnh nhân khác lại thấy những triệu chứng về tim nổi trội như: loạn nhịp tim, suy tim..., ngoài ra còn gây ức chế tuyến yên, giảm tiết TSH.
Việc điều trị cường giáp bằng thuốc cần thời gian khá dài, thông thường khoảng 1-2 năm. Xét nghiệm máu có thể cần tới 1-2 tháng mới trở về bình thường, nhưng triệu chứng lâm sàng sẽ cải thiện dần. Do đó bạn nên tiếp tục tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa Nội tiết bạn nhé!
Thân mến.
Cường giáp
là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là
tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm
soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp
như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi
chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt
lượng cho cơ thể. Nếu bạn có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến các triệu
chứng của bệnh cường giáp. - Bảo vệ mắt của bạn nếu bạn có những biến chứng về mắt do bệnh Grave. Sử dụng kính chống mắt và nước mắt nhân tạo và đeo dụng cụ bảo vệ mắt vào ban đêm; - Lưu ý rằng phóng xạ i-ốt không nên được sử dụng trong thai kì. Điều này có thể ảnh hưởng đến em bé; - Nhận biết rằng việc điều trị hiệu quả nghĩa là bạn cần phải chăm sóc lâu dài. Bác sĩ phải kiểm tra sự mạnh lên của tình trạng nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) sau điều trị và nguy cơ tái phát của bệnh cường giáp; - Đi khám bác sĩ nếu bạn có nhịp tim đập nhanh, sụt cân nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc tay chân run; - Gọi cho bác sĩ nếu bạn bồn chồn, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng; - Không tập thể dục cho đến khi bệnh của bạn đã được kiểm soát; - Không hút thuốc, vì hút thuốc có thể làm các vấn đề về mắt trở nên xấu đi; - Nhớ rằng các biến chứng của phẫu thuật có thể bao gồm tê liệt dây thanh âm, nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) và các vấn đề về canxi. Các vấn đề về canxi có thể xảy ra nếu các tuyến cận giáp vô tình bị loại bỏ; - Nhớ rằng bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật ở 10% đến 15% bệnh nhân; |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình