Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh viện 108 có chữa khỏi thoát vị đĩa đệm đốt L3-L4?

Câu hỏi

Tôi có con trai sinh năm 1998. Cháu bị ngã năm 12 tuổi. Vừa qua tôi cho cháu đi kiểm tra tại Viện Thể Thao Việt Nam. Khi chụp cộng hưởng từ, bệnh viện kết luận cháu bị thoát vị đĩa đệm đốt L3-L4, nhưng chỉ cho thuốc uống chứ không có phác đồ điều trị, hết thuốc mà cháu vẫn chưa khỏi, đi lại lệch chân phải đau. Tôi tìm hiểu mới biết Bệnh viện 108 có đội ngũ chuyên khoa này rất tốt. Tôi muốn đưa con tôi đến bệnh viện để điều trị dứt điểm. Rất mong sự giúp đỡ của bác sĩ. Xin trân trọng cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Thoát vị đĩa đệm L3-L4. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thoát vị đĩa đệm L3-L4. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trước hết, xin làm rõ với bạn là kênh AloBacsi của chúng tôi không phải là kênh thông tin của Bệnh viện 108, chúng tôi chỉ hỗ trợ tư vấn sức khỏe cho cộng đồng trên tinh thần thiện nguyện, miễn phí.

Hiện tại, theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn đang có tình trạng thoát vị đĩa đệm đoạn L3-L4, chưa rõ mức độ thoát vị đĩa đệm ra sao, mức độ chèn ép thần kinh cột sống ra sao trên phim MRI, nhưng về triệu chứng cơ năng thì cháu ít đáp ứng với thuốc và "đi lại lệch chân phải đau". Với tình trạng này cháu cần được đánh giá lại tình trạng thoát vị đĩa đệm, đánh giá mức độ tổn thương trên phim MRI và triệu chứng hiện tại để xem xét có nên hay không phẫu thuật chỉnh hình hay tập vật lý trị liệu sẽ có lợi cho cháu hơn. Bệnh viện 108 có chuyên khoa Ngoại thần kinh - cột sống, bạn có thể dẫn cháu đến đây để bác sĩ kiểm tra cho cháu.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau. Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị. Ngoài ra bạn có thể tham khảo chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y để mau hết bệnh.

Bạn có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:

- Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại;
- Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hưỡng dẫn của bác sĩ;
- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn;
- Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X