Hotline 24/7
08983-08983

Ho đờm, sổ mũi: Có phải là “bệnh vặt” khi giao mùa?

Trời vừa chớm lạnh, con yêu đã vội sổ mũi, ho có đờm. Những triệu chứng này khiến nhiều bậc phụ huynh đứng ngồi không yên, nhưng ngược lại cũng có cha mẹ cho rằng đây chỉ là “bệnh vặt”, con sẽ nhanh chóng vượt qua được. Thực hư điều này như thế nào?

1. Thưa BS Anh Tuấn, cho tôi hỏi, vì sao khi trời trở lạnh, trẻ dễ bị ho đờm, sổ mũi? Ở độ tuổi nào thì trẻ sẽ thường gặp tình trạng này hơn ạ? (Phạm Thanh Trầm - Hà Nội)

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô Hấp - BV Nhi đồng 1 trả lời: Cuối năm, trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trẻ con hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh. Trong đó, ho có đờm là dạng ho thường gặp nhất ở trẻ tại thời điểm này. Đây là hiện tượng mà khi các bé xuất hiện các cơn ho đi kèm với chất dịch nhầy trong cổ họng gây cản trở việc hít - thở của bé.

Nguyên nhân gây ho thường là cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản khiến trẻ bị ho khan, đôi khi ho có đờm do dịch từ mũi chảy xuống họng. Bên cạnh đó, trẻ ho có đờm còn liên quan đến vấn đề viêm do dị ứng, đặc biệt là hen suyễn. Đây là một trong những bệnh lý thường gia tăng mạnh trong mùa lạnh.

Thực tế, ho có đờm hay sổ mũi là triệu chứng, không phải là bệnh, vì vậy tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi thường dễ mắc các bệnh về hô hấp nhất.

Người ta ước tính, trẻ dưới 5 tuổi dù được chăm sóc tốt, sống trong điều kiện thuận lợi, sức đề kháng tốt thì trung bình có thể mắc các bệnh hô hấp khoảng 5 - 8 lần/năm. Trẻ càng nhỏ tuổi, số lần mắc bệnh càng nhiều hơn. Đặc biệt, những trẻ có bệnh nền, suy dinh dưỡng, có bệnh bẩm sinh, mạn tính thì khả năng mắc bệnh cao hơn và tình trạng sẽ nặng hơn.

Ngoài yếu tố bệnh theo mùa, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thì nhà cửa chật chội, đông người, đặc biệt là hít khói thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ, làm cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh đường hô hấp ngày một tăng cao.

TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô Hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1

2. Các mẹ bỉm sữa bạn em cho rằng, ho đờm, sổ mũi chỉ là “bệnh vặt” và trẻ sẽ tự khỏi trong vài ngày. Quan điểm của BS về vấn đề này như thế nào, liệu có thực sự “vặt” như chúng ta vẫn nghĩ không ạ? (Phương Hà - nguyenphuong10…@gmail.com)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Thông thường, các trường hợp viêm đường hô hấp trên (như viêm mũi, viêm họng…) chiếm khoảng 70-80% là do virus. Có 1 câu kinh điển mà giới bác sĩ hay truyền tai nhau: “Virus uống thuốc 7 ngày khỏi, mà không uống thuốc thì 1 tuần cũng khỏi”, điều này cho thấy về bản chất là không cần và không thể can thiệp thuốc vào virus. Lúc đó chỉ cần hỗ trợ điều trị triệu chứng như vệ sinh mũi họng, giảm ho, chống viêm, hạ sốt, nâng cao sức đề kháng bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng, riêng kháng sinh không có vai trò gì.

Còn 20-30% sẽ diễn tiến nặng hơn trong các trường hợp viêm đường hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm phổi...), đặc biệt viêm phổi thì nguyên nhân chủ yếu ở các nước đang phát triển như Việt Nam là do các loại vi khuẩn. Trường hợp này trẻ buộc phải được điều trị kháng sinh để tránh biến chứng, thậm chí nguy cơ tử vong. Cho đến nay, viêm phổi vẫn là nguyên nhân hàng đầu khiến nguy hiểm đến tính mạng trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

Như vậy, trong trường hợp trẻ ho có đờm bình thường thì không có gì đáng ngại, có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần biết rằng, ho đờm ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể liên quan đến dị ứng, đặc biệt là hen suyễn, hoặc có thể xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng như viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phế quản, viêm phổi… Thậm chí khi tim bị nhiễm trùng cũng có thể gây ra tình trạng ho đờm ở trẻ.

Vì vậy, khi trẻ ho có đờm, cha mẹ cũng cần theo dõi sát sao, nếu có những triệu chứng dưới đây thì nên cảnh giác đưa con đi cấp cứu:

● Trẻ có dấu hiệu ngủ li bì không thể đánh thức; ho kèm tình trạng tím tái; ho có đờm kèm co giật... thì nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay, vì nếu chậm trễ có thể nguy hiểm đến tính mạng.

● Trẻ ho mà kèm theo khó thở, ở trẻ nhỏ kèm theo dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì nên đưa trẻ nhập viện càng sớm càng tốt. Để nhận diện cơn thở co lõm lồng ngực, mẹ chỉ cần cho bé nằm và kéo áo cao khỏi lồng ngực và quan sát.

● Trẻ ho khạc đờm với màu sắc như mủ xanh, vàng, thậm chí màu rỉ sét thì đây là dấu hiệu chứng tỏ nhiều khả năng bé bị nhiễm trùng hô hấp nặng do các loại vi khuẩn gây ra. Tình huống này cha mẹ cần phải đưa bé tới bệnh viện thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân để điều trị kịp thời, nếu chủ quan bệnh sẽ diễn tiến ngày càng nặng, đưa đến nhiều biến chứng khó lường.

● Trẻ ho khạc đờm có lẫn máu thì nên cảnh giác với lao phổi, vì đây là một bệnh lý vẫn còn đang lo ngại trong cộng đồng Việt Nam hiện nay. Tình huống này các bậc phụ huynh cũng cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán, điều trị.

● Trẻ ho từ 1 tuần trở lên mà không có dấu hiệu thuyên giảm, cũng nên đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt để bác sĩ có hướng điều trị tích cực.

Ho là phản xạ có lợi cho cơ thể, nhưng nếu trẻ ho dẫn đến mệt, đau họng, chán ăn… thì việc điều trị triệu chứng này là cần thiết (Ảnh minh họa)

3. Tại sao bé nhà tôi đi đâu đều che chắn cẩn thận nhưng vẫn mắc bệnh về hô hấp, thưa BS? Nhờ BS tư vấn giúp tôi, khi con mới chớm ho đờm, sổ mũi thì nên làm gì để bệnh không tăng nặng thêm? Xin cảm ơn. (Hoàng Thu Liễu - Lào Cai)

TS.BS Trần Anh Tuấn:

Bạn thân mến,

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ. Trong đó, chủ yếu là do hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng yếu, đường thở ngắn, hít thở nhiều lần trong một phút dẫn đến virus gây bệnh dễ xâm nhập. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố môi trường do mật độ dân số đông, khói thuốc lá, cơ địa, một số trẻ có bệnh mạn tính, chế độ dinh dưỡng…

Vì vậy, việc che chắn, đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài là cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh còn phức tạp. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn bảo vệ được trẻ, vì chúng chỉ ngăn chặn chặn được khói bụi nhìn thấy bằng mắt thường, trong khi virus, vi khuẩn siêu nhỏ thì vẫn có thể ra vào các lỗ lọc li ti của khẩu trang. Chưa kể, việc sử dụng khẩu trang cũng cần đúng cách mới có hiệu quả ngăn ngừa.

Hiện tại chúng ta đang trong giai đoạn chuyển mùa. Trong nhiều thập kỷ qua, cứ đến các tháng mùa mưa (tháng 8 - 10) là thời gian cao điểm của các bệnh lý về đường hô hấp. Để tránh diễn tiến nặng khi mắc bệnh đòi hỏi trẻ phải được điều trị đúng, chăm sóc tốt nhất.

Song hiện nay chúng ta đang đối mặt với dịch bệnh COVID-19 phức tạp. Bộ Y tế khuyến cáo không nên đến cơ sở y tế khi không thật sự cần thiết. Vì vậy, chúng ta phải linh hoạt để làm sao vừa đảm bảo an toàn cho gia đình trong mùa dịch, đồng thời cũng cần lưu ý tránh tình trạng chủ quan, do dự đến bệnh viện khiến bệnh tình đã quá nặng.

Theo đó, nếu trẻ ho có đờm nhưng xuất hiện các triệu chứng như ngủ li bì khó đánh thức, ho kèm tím tái hoặc co giật, ho kèm theo khó thở như thở co lõm lồng ngực (quan sát dưới lồng ngực, khi trẻ hít vào nhưng bị hóp hay lõm, không nở ra như bình thường), thở nhanh (trẻ 2 tháng tuổi, nhịp thở từ 60 lần/ phút; 2 tháng đến dưới 1 tuổi nhịp thở từ 50 lần/1 phút trở lên; trên 1 tuổi 40 lần/1 phút là thở nhanh)… thì cần đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nếu bé không có dấu hiệu bệnh nặng, không khó thở hay vấn đề đặc biệt nào khác thì bạn có thể yên tâm để điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu điều trị tại nhà cũng cần lưu ý 1 số vấn đề như sau:

• Về dinh dưỡng cần cho bé ăn đầy đủ dưỡng chất. Nên cho trẻ ăn thêm nhiều hoa quả, rau xanh, trái cây giàu vitamin để tăng sức đề kháng. Lưu ý, không nên kiêng ăn.

• Khi ho các bé có thể đau họng, khó ăn uống hơn bình thường, rất dễ nôn ói, vì vậy bạn nên cho trẻ ăn đồ mềm để con dễ nuốt hơn.

• Hãy chia các cữ ăn và bú thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng bao tử đầy bé dễ bị nôn ói.

• Uống đầy đủ nước, giúp giảm ho và đây cũng là phương pháp long đờm, thậm chí tương đương với các loại thuốc long đờm hiện nay. Ngoài ra, cũng tránh được hiện tượng mất nước. Trong trường hợp bé bị viêm đường hô hấp dưới chẳng hạn nếu để mất nước xảy ra thì tình trạng sẽ nặng hơn rất nhiều.

• Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, chẳng hạn khi bé bị sốt thì cần dùng thuốc hạ sốt như paracetamol, bé có khò khè thì dùng các loại thuốc phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ.

• Ho là một phản xạ tự vệ có lợi cho các bé đặc biệt trong tình trạng bé ho có đờm. Nhờ bé ho mà đờm mới được tống xuất ra ngoài giúp đường thở thông thoáng và hít thở dễ dàng. Vì vậy, không nên tìm đủ mọi cách để ức chế phản xạ ho này. Tuy nhiên, nếu trẻ ho đờm quá nhiều dẫn đến mất ngủ, đau họng, nôn ói… thì việc sử dụng thuốc ho thảo dược phù hợp với lứa tuổi, an toàn, tránh tác dụng phụ là điều cần thiết.

Khi chăm con bị bệnh hô hấp nói chung, ho có đờm nói riêng, mẹ nên chế biến thành nhưng món ăn mềm, dễ nuốt (Ảnh minh họa)

4. Thưa BS, cho em hỏi, thuốc cắt cơn ho với thuốc ho thảo dược có phải là một không hay là 2 loại khác nhau ạ? Khi trẻ bị ho thì em nên dùng loại nào cho bé thưa BS? Vì em tìm trên mạng thì đều là chữa triệu chứng ho cho trẻ. (Trần Văn Toàn - TPHCM)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Trên thị trường có nhiều loại thuốc ho nhưng tạm chia thành 2 nhóm chính dựa trên cơ chế tác động:

- 1 là nhóm thuốc ức chế ho mà thành phần thường là những dẫn xuất từ á phiện (có thể dùng những biến thể khác để ức chế ho và tránh tác dụng gây nghiện). Khi sử dụng những loại thuốc này ức chế lên hệ thống thần kinh làm bệnh nhân không có biểu hiện ho nữa.

Ở trẻ em thường dùng những loại thuốc có thành phần là thuốc kháng histamin. Ngoài công dụng chống dị ứng, những loại thuốc này cũng giúp ức chế ho mặc dù ở mức độ nhẹ. Song đối với các trường hợp trẻ ho có đờm, nếu sử dụng không đúng những loại thuốc ức chế ho sẽ lợi bất cập hại. Bởi tác dụng ức chế ho của thuốc nên trẻ không ho được, đờm dãi không tống xuất ra ngoài, thậm chí khối đờm cô đặc hơn, điều này khiến trẻ bị tắc đờm, bệnh dai dẳng kéo dài và có thể nặng hơn.

Nhất là đối với trường hợp trẻ mắc các bệnh như tim bẩm sinh, hen suyễn hoặc ho có đờm, nếu sử dụng nhầm thuốc ho có thành phần là thuốc kháng histamin thì sẽ khiến các chất xúc tiết, chất đờm có xu hướng đặc quánh làm trẻ dễ bị khò khè, tắc đờm kéo dài, và tình trạng bệnh sẽ khó trị, thậm chí là diễn tiến nặng.

Do đó, bố mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc ức chế ho, nhất là khi chúng ta không biết con là ho khan hay ho có đờm. Chưa kể những loại thuốc ức chế ho này vốn không phù hợp cho trẻ nhỏ, thường phải từ 6-7 tuổi trở lên.

- 2 là nhóm thuốc có khả năng long đờm hay loãng đờm: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như Bộ Y tế Việt Nam, đối với trẻ em không nên sử dụng những loại thuốc ức chế ho mạnh - vốn dĩ chỉ dành cho người lớn.

Lá thường xuân là nguyên liệu chính của nhiều loại thuốc ho thảo dược, được sử dụng lâu đời ở phương Tây (Ảnh minh họa)

Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên sử dụng những loại thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn phù hợp với lứa tuổi của các bé. Đây cũng là khuyến cáo của Bộ Y tế cũng như WHO. Bởi thảo dược đã được chứng minh và sử dụng từ hàng ngàn năm nay ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, nên có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo ngại.

Bên cạnh đó, thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược hầu như không tương kỵ gì với các loại thuốc điều trị tim, hen suyễn. Ngược lại, đối với bệnh hen suyễn nếu sử dụng huốc ho có nguồn gốc từ thảo dược chẳng hạn như lá thường xuân thì lại càng có lợi.

Bởi vì trong lá thường xuân có dược chất cơ bản là saponin, chất này có tác dụng kháng viêm nhẹ, trong khi hen suyễn là bệnh viêm của đường thở thì kháng viêm sẽ giúp diễn tiến bệnh thuận lợi hơn. Ngoài ra, saponin còn giúp cho đờm đỡ bị đặc quánh và long đờm dễ dàng hơn.

Với trẻ mắc bệnh hen suyễn rất hay bị tình trạng co thắt phế quản, đặc biệt trong lúc lên cơn hen phế quản bị co thắt rất nhiều thì lá thường xuân lại có hoạt tính giúp giãn phế quản nhẹ.

Quan trọng, các loại thuốc ho có nguồn gốc từ thảo dược không có hiện tượng cản trở hấp thu của thuốc bởi sự hiện diện của thức ăn, cũng như không có tác dụng phụ nào trên đường tiêu hóa, vì vậy cha mẹ có thể cho trẻ uống trước hay sau khi ăn đều đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Hơn nữa, hiện nay trong xu hướng hội nhập, chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu của y học tây phương, trong đó có những bài thuốc ho dân gian rất hiệu quả, chẳng hạn như thuốc ho có thành phần từ lá thường xuân - thảo dược được sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm nay và đã chứng minh hiệu quả và tính an toàn, đặc biệt đối với trẻ em.[1] [AD2] [DHN3]

>>> Thuốc ho thảo dược Cozz Ivy với thành phần lá thường xuân có gì đặc biệt?

5. BS ơi, bé nhà em được bị ho có đờm, mới khục khặc 2 ngày nay thôi, có sổ mũi một chút. Bây giờ em nên chăm bé như thế nào ạ? Nhờ BS hướng dẫn giúp em những thói quen tốt cần làm và sai lầm cần tránh khi chăm trẻ bị ho đờm, sổ mũi? (Nguyễn Vinh - Đà Lạt)

TS.BS Trần Anh Tuấn:

Những thói quen tốt mẹ có thể làm đó là:

• Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ 4-5 lần/ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn hoặc ngủ để trẻ ngủ ngon hơn và ăn dễ hơn. Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ.

• Chỉ nên dùng khăn giấy sạch sử dụng một lần để hỉ, lau mũi cho trẻ; tránh dùng khăn sữa nhiều lần vì có nhiều nguy cơ lây nhiễm nặng hơn.

• Cho trẻ uống nhiều nước để đờm loãng ra.

• Chia nhỏ các bữa ăn để trẻ dễ tiêu và không biếng ăn.

• Khi ngủ, cho trẻ nằm nghiêng, kê gối cao hơn thông thường.

• Hạn chế việc mẹ dùng miệng hút mũi cho trẻ vì trong khoang miệng của mẹ có nhiều vi khuẩn gây bệnh, chỉ nên áp dụng trong trường hợp cấp cứu.

• Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại thuốc ức chế cơn ho mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì sẽ khiến đờm đặc quánh lại, độ dính cao và khó tống xuất ra ngoài. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc ho thảo dược.

• Không để trẻ tiếp xúc với môi trường chứa nhiều chất kích ứng họng như: khói thuốc, lông thú, phấn hoa, nấm mốc,…

• Thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.

• Cần sử dụng thuốc đầy đủ theo khuyến cáo, kể cả thuốc kê đơn của bác sĩ hay các loại thuốc mua không cần toa. Cho bé uống đúng số lần, ngay cả trường hợp bé đáp ứng tốt cũng không nên tự ý ngưng thuốc mà cần điều trị cho hết liệu trình để vi khuẩn bị “tiêu diệt” sạch sẽ. Có như vậy thì mới giảm được biến chứng và nguy cơ tái phát.

• Theo dõi sức khỏe của trẻ, nếu xuất hiện các triệu chứng như đã nói ở trên như ngủ li bì khó đánh thức, khó thở, ho đờm kéo dài… thì nên đưa trẻ đến bệnh viện.

Nhiều điều mẹ cần nhớ:

• Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng.

• Không nên lấy lại các toa thuốc cũ (đơn cử như một toa thuốc nào đó của một em bé khác trạc tuổi con em mình, hoặc kể cả toa thuốc của chính bé đã dùng trước đây).

• Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, không kiêng khem. Chế độ dinh dưỡng có thể giúp trẻ tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa và điều trị các chứng ho. Quan niệm kiêng tôm, thịt gà để giảm cơn ho là không đúng. Trẻ chỉ nên kiêng khi cơ thể dị ứng. Việc ăn đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, thúc đẩy chấm dứt cơn ho.

6. Em nghe nói khi con chớm sổ mũi, ho đờm thì thoa dầu vào lòng bàn chân, tắm nước gừng cho con sẽ cắt ngay tình trạng này. Theo BS có nên áp dụng các biện pháp dân gian này? Nếu có thì nên thực hiện sao cho đúng để tránh các sự cố không mong muốn ạ? (Hoàng Anh - TPHCM)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc, thậm chí còn có cả mẹo dân gian. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp trên đều được truyền trong dân gian với hình thức truyền miệng, truyền tay, rất ít phương pháp nào được chứng minh có hiệu quả thật sự về mặt khoa học.

Tôi nghĩ rằng sức khỏe con em chúng ta là vốn quý, để chăm sóc tốt nhất cho bé có lẽ chúng ta nên áp dụng biện pháp thật sự khoa học đã được chứng minh hiệu quả và an toàn.

7. Nhà em có 2 bé, một bé 3 tuổi và một bé 5 tuổi. Nhờ BS tư vấn giúp em, trong tủ thuốc gia đình cần có các dụng cụ y tế nào, thuốc gì để cùng con vượt qua mùa lạnh năm nay? (Phương Hằng - hangnguyen65…@gmail.com)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Một số loại thuốc cơ bản, dụng cụ y tế mà gia đình có con nhỏ có thể chuẩn bị là:

Thuốc hạ sốt, giảm đau: Một thuốc không kê đơn mà mẹ nào cũng nên có trong nhà, ưu tiên sử dụng paracetamol vì an toàn hơn. Khi cần dùng hạ sốt cho bé, phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc phù hợp cân nặng của trẻ. Các mẹ cũng nên nhớ, thuốc hạ sốt cũng chính là thuốc giảm đau, chống viêm, khi cần như đau đầu do cảm cúm, đau răng, đau cơ... có thể dùng theo liều hạ sốt.

Thuốc ho: Bên cạnh thuốc hạ sốt, giảm đau thì thuốc ho là một thành viên không thể thiếu trong gia đình có con nhỏ, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Trong đó, thuốc ho thảo dược phù hợp với lứa tuổi được Tổ chức Y tế thế giới cũng như Bộ Y tế khuyên dùng bởi mức độ an toàn và tính hiệu quả. Lưu ý, trẻ nhỏ sẽ không thể uống thuốc dưới dạng viên, thay vào đó thuốc ho dạng siro sẽ thích hợp hơn, điển hình như Cozz Ivy của Dược Hậu Giang.

Siro trị ho từ thảo dược với vị ngọt dịu, thơm sẽ dễ chịu, không gây cảm giác sợ thuốc cho trẻ (Ảnh minh họa)

Oresol và men vi sinh: Trẻ có thể có rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy... gây nôn hoặc mất nước, khi đó những thuốc này khá hữu dụng.

Nước muối sinh lý: Dung dịch NaCl 0,9% (còn gọi là nước muối sinh lý) được dùng để nhỏ mắt, mũi khi bé bị sổ mũi, nghẹt mũi hoặc đơn giản là làm sạch mắt và mũi của bé. Cùng với đó là dụng cụ, đồ vệ sinh mũi họng.

Nhiệt kế thủy ngân hay điện tử: Đây là vật bất ly thân nếu gia đình có em nhỏ, ai cũng nên có.

Một số các vật dụng y tế khác: Bông, băng gạc, cồn 70 độ, cồn iod, nước oxy già... rất hữu dụng để rửa và sát trùng vết thương nhỏ. Nên có một vài miếng dán urgo để băng cầm máu khi cần. Nếu có thêm găng tay y tế để dùng khi cần thì tốt. Cũng cần có một chai sát khuẩn tay nhanh để dùng trước khi chăm sóc vết thương, chuẩn bị đồ ăn và cho trẻ ăn hay vệ sinh cho trẻ, vệ sinh đồ cá nhân như đồ chơi, điện thoại, tay nắm cửa...

8. Cuối năm, trời trở lạnh hơn, trong thời tiết này nên giữ ấm cho con ra sao cho đúng cách thưa BS? Ngoài giữ ấm, còn có cách nào phòng ngừa ho đờm, sổ mũi hiệu quả? Mong BS tư vấn giùm. (Hoàng Sơn - sontv…@gmail.com)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Đây là vấn đề lớn không chỉ các bậc cha mẹ mà hầu hết mọi người đều quan tâm, bởi lẽ khi thời tiết thay đổi cụ thể vào thời điểm này tất cả các bệnh viện, các khoa Nhi trong toàn quốc đều quá tải do các bệnh hô hấp, trong đó viêm đường hô hấp là chủ yếu.

Vấn đề đặt ra là làm sao có thể giúp bé tránh khỏi viêm đường hô hấp nói chung hay ho nói riêng tại thời điểm này, thì tôi chia thành 2 nhóm giải pháp chính:

Thứ nhất, giải pháp trước mắt. Trong thời điểm này hãy cho các bé tránh khỏi các tác hại xấu từ việc thay đổi thời tiết gây ra, chẳng hạn khi trời mưa cần mặc cho bé đủ ấm, tránh gió lùa,… nếu không sẽ tăng bệnh về hô hấp vì sức đề kháng các bé chưa đủ thích nghi với điều kiện này.

Để giữ ấm, mẹ có thể thực hiện nguyên tắc 4 bộ phận trên cơ thể trẻ, bao gồm:

• Giữ bàn tay ấm: Giữ ấm sao cho tay trẻ không đổ mồ hôi.

• Giữ lưng ấm: Tương tự như bàn tay, lưng trẻ cũng nên được giữ ấm vừa phải, bởi nếu trẻ bị đổ mồ hôi ở lưng và không được lau, thấm ngay lập tức, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh.

• Giữ bụng ấm: Bụng được giữ ấm giúp bảo vệ dạ dày non nớt của trẻ. Dạ dày bị lạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ.

• Giữ bàn chân ấm: Bàn chân chứa rất nhiều mạch và huyệt, nên là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể trẻ. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, cúm…

Lưu ý khi giữ ấm, cha mẹ không nên che đầu trẻ quá kín, nhất là khi trẻ đang bị sốt hay khi ngủ, thay vào đó, đầu trẻ nên được duy trì thông thoáng và thoải mái. Tuy nhiên, việc một chiếc mũ đủ ấm là rất cần thiết khi đưa trẻ ra ngoài.

Tiếp theo là rửa tay, đeo khẩu trang. Đây là những giải pháp không chỉ bảo vệ chúng ta khỏi COVID-19 mà còn trước những thủ phạm hàng đầu khiến trẻ nhập viện, đó là viêm phổi và viêm phế quản…

Giữ ấm đúng cách cho trẻ khi giao mùa (Ảnh minh họa)

Thứ 2, giải pháp lâu dài. Để thực hiện tốt điều này, mẹ cần nuôi dưỡng trẻ tốt, dinh dưỡng đầy đủ, không suy dinh dưỡng và cũng tránh béo phì. Đặc biệt có thể cho ăn thêm các loại hoa quả, rau xanh có nhiều vitamin sẽ giúp bé có sức đề kháng chống mọi bệnh tật chứ không chỉ nhiễm trùng hô hấp.

Nếu bé đang trong độ tuổi còn bú sữa mẹ thì nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu sau khi sanh. Vì sữa mẹ đã được chứng minh là có vai trò bảo vệ các bé trong nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như viêm phổi. Một em bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ được giảm 1/4 nguy cơ viêm phổi so với bé không được thừa hưởng nguồn sữa mẹ quý báu này.

Sau đó là chủng ngừa, đây là biện pháp vô cùng hữu hiệu. Ngoài việc thực hiện tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng mà Nhà nước đã ưu ái dành cho trẻ, nếu có điều kiện cha mẹ nên cho con em mình, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi tiêm thêm 2 vắc xin ngừa cúm và phế cầu. Bởi đây là 2 tác nhân quan trọng gây nhiễm trùng đường hô hấp, thậm chí nhiễm trùng hô hấp nặng mà chúng ta có thể phòng ngừa được.

Ngoài ra còn cần dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, môi trường sinh hoạt của gia đình cũng như phòng em bé nên giữ vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp, tránh khói bụi, không nên sử dụng các loại than củi nấu bếp.

Đặc biệt cần tránh khói thuốc lá. Nếu bé hít khói thuốc lá thụ động sẽ tăng gấp đôi nguy cơ viêm phổi so với các em bé khác. Trong trường hợp bé bị viêm tiểu phế quản mà còn hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn, dễ xảy ra nhiều biến chứng và dễ tái phát hơn.

9. Bé nhà em ho có đờm, dùng Cozz Ivy thấy hiệu quả lắm, nên em muốn hỏi thêm, Cozz Ivy dùng cho trẻ từ độ tuổi nào, người lớn có uống được không BS Tuấn ơi? Khi dùng với các loại thuốc Tây Y có cần cách xa không và có cần dùng trước hay sau khi cho trẻ ăn không BS? Em cảm ơn ạ. (Phạm Trần Minh Vượng - Quận 1, TPHCM)

TS.BS Trần Anh Tuấn: Theo tôi được biết thuốc ho Cozz Ivy của Dược Hậu Giang là một loại thuốc có dẫn xuất từ dược thảo an toàn, đó là lá thường xuân. Đây là loại thảo dược thường được sử dụng ở các nước phương Tây, châu Âu, đã được chứng minh có tác dụng làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong phế quản do quá trình viêm gây ra, giúp long đờm dễ dàng hơn khi ho và loại ra khỏi cơ thể.

Đồng thời, loại thảo dược này còn giúp chống co thắt cơ phế quản, mở rộng đường thở giúp người bệnh hít thở dễ dàng, từ đó giúp chấm dứt cơn ho do cản trở đường thở.

Đặc biệt theo thông tin từ nhà sản xuất thì thuốc này có thể sử dụng cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở lên rất an toàn và hiệu quả và có thể sử dụng cho cả người lớn.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị của Cozz Ivy cần sử dụng đúng liều lượng, theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu bé dưới 5 tuổi thì 1 lần sử dụng 2,5 ml/lần. Còn trẻ trên 5 tuổi thì dùng 1 muỗng cà phê 5ml cho 1 lần. Người lớn uống 5 - 7,5 ml/ lần. Và 1 ngày sử dụng 3 lần.

Ở trẻ em, không nên cho bé uống sirô trước bữa ăn vì đường trong sirô sẽ hấp thụ nhanh vào máu, khiến mất cảm giác thèm ăn. Đồng thời, cũng không nên cho bé uống trước giờ đi ngủ. Nếu cho bé uống sirô vào buổi tối thì nên cho bé tráng miệng bằng nước lọc ngay sau đó.

Thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của các triệu chứng, nhưng phải dùng ít nhất là 1 tuần, ngay cả khi chỉ bị nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ. Sau khi đã hết các triệu chứng cũng nên dùng thuốc thêm 2-3 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị thành công.

Theo kinh nghiệm sử dụng và xuất phát từ nhiều nghiên cứu, nhận thấy Cozz Ivy không có sự tương tác thuốc đối với thuốc thông thường như Paracetamol và các loại thuốc khác sử dụng trong trường hợp trẻ bị ho có đờm.

Kính mời quý độc giả cùng đón xem những nội dung tiếp theo trong chuyên đề https://alobacsi.com/benh-ho-o-tre-em/

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X