Hotline 24/7
08983-08983

Cozz Ivy là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Công dụng

1. Cozz Ivy là thuốc gì?

Cozz Ivy là thuốc ho thảo dược được sản xuất bởi công ty Dược Hậu Giang với thành phần chính là cao khô lá thường xuân chiết bằng ethanol 30% theo tỷ lệ (6-8)/1.

Ngoài cao khô lá thường xuân, trong Cozz Ivy còn có các tá dược khác, bao gồm Polyoxyl 40 hydrogenated castor oil, acid citric monohydrat, kali sorbat, sucralose, xanthan gum, dung dịch sorbitol 70%, nước tinh khiết.

Cozz Ivy được bào chế dưới dạng sirô, màu vàng nâu, mùi thơm, vị ngọt, với 2 loại dung tích phù phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình Việt, 60ml (chứa 0,42g cao khô lá thường xuân) và loại 100ml (chứa 0,70g cao khô lá thường xuân).

2. Thuốc ho Cozz Ivy tác động như thế nào, điều trị bệnh gì?

Cao khô lá thường xuân trong Cozz Ivy có tác dụng làm loãng dịch nhầy ứ đọng trong phế quản do quá trình viêm gây ra, giúp long đờm dễ dàng hơn khi ho và loại ra khỏi cơ thể.

Đồng thời, loại thảo dược này còn giúp chống co thắt cơ phế quản, mở rộng đường thở giúp người bệnh hít thở dễ dàng, từ đó giúp chấm dứt cơn ho do cản trở đường thở. Điều này có nghĩa là Cozz Ivy điều trị nguyên nhân gây ho mà không làm mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể.

Chính vì những ưu điểm tiêu nhầy, giảm co thắt, giảm ho nên Cozz Ivy dung nạp tốt và điều trị hiệu quả các trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho (ho có đờm và kéo dài, dai dẳng, không dứt); điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mạn tính.

3. Sử dụng thuốc ho CozzIvy có an toàn?

Được khoa học chứng minh tính an toàn và hiệu quả: Cao khô lá thường xuân trong Cozz Ivy đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tính an toàn và hiệu quả. Từ năm 1949 đến nay hơn 20 nghiên cứu khoa học trên quy mô lớn, được kiểm soát chặt chẽ để đánh giá hiệu quả điều trị của loại thảo dược này.

Một nghiên cứu lâm sàng đăng trên Tạp chí y học Phytomedicine năm 2009, thực hiện trên 5.181 bệnh nhân 0 - 14 tuổi bị viêm phế quản cấp và mãn tính với triệu chứng ho có đờm cho thấy, 95% bệnh nhân hết ho hoặc cải thiện cơn ho rõ rệt sau 7 ngày sử dụng cao lá thường xuân. (Nguồn: verywellhealth.com)

Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong cao lá thường xuân có chứa glycoside (saponin) - một hoạt chất giúp làm giãn cơ trơn phế quản, mát niêm mạc họng, giảm đau rát, long đờm, thông mũi và làm dịu cơn ho nhanh chóng. (Nguồn: herbalgram.org)

Theo Ủy ban về các sản phẩm dược thảo HMPC (ủy ban của Cơ quan Dược phẩm Châu Âu EMA), các chế phẩm từ lá thường xuân dùng để điều trị những triệu chứng như ho, đặc biệt là khi kèm theo sự tăng tiết đờm và sử dụng như liệu pháp hỗ trợ trong bệnh viêm phế quản. (Nguồn: ema.europa.eu).

Liều dùng

Thuốc ho Cozz Ivy dùng được cho mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Đặc biệt, Cozz Ivy không chứa đường, không chứa cồn và không có phẩm màu nên đặc biệt thích hợp và an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1. Liều dùng thuốc Cozz Ivy với trẻ em

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1 - 5 tuổi): uống 2,5 ml/ lần x 3 lần mỗi ngày.

Trẻ em độ tuổi đi học (6 - 9 tuổi) và thiếu niên (> 10 tuổi): uống 5ml/ lần x 3 lần mỗi ngày.

2. Liều dùng thuốc Cozz Ivy với người lớn

Người lớn: uống 5 - 7,5 ml/ lần x 3 lần mỗi ngày.

3. Liều dùng thuốc Cozz Ivy với người đang mang thai và cho con bú

Tính an toàn của thuốc Cozz Ivy trên phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú vẫn chưa được xác định. Do đó, các chị em phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú chỉ nên sử dụng dưới sự hướng dẫn và kê toa của bác sĩ.

Hàm lượng

1. Cách dùng thuốc Cozz Ivy hiệu quả, phải uống thuốc trong bao lâu?

Để đảm bảo hiệu quả điều trị của Cozz Ivy cần sử dụng đúng liều lượng, theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Ở trẻ em, không nên cho bé uống sirô trước bữa ăn vì đường trong sirô sẽ hấp thụ nhanh vào máu, khiến mất cảm giác thèm ăn. Đồng thời, cũng không nên cho bé uống trước giờ đi ngủ. Nếu cho bé uống sirô vào buổi tối thì nên cho bé tráng miệng bằng nước lọc ngay sau đó.

Thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của các triệu chứng, nhưng phải dùng ít nhất là 1 tuần, ngay cả khi chỉ bị nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ. Sau khi đã hết các triệu chứng cũng nên dùng thuốc thêm 2-3 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị thành công.

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa phát hiện tương tác với các thuốc khác, vì vậy việc sử dụng chung với các thuốc khác được xem là an toàn. Nhưng trước khi mua Cozz Ivy cũng nên nên liệt kê các loại thuốc khác mà trẻ (hoặc người bệnh) đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê toa, thuốc không kê toa, vitamin và thảo dược khác cho dược sĩ, bác sĩ để được tư vấn cụ thể tùy mỗi trường hợp.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu các triệu chứng xấu đi như bệnh vẫn còn dai dẳng và xuất hiện tình trạng khó thở, sốt, đàm có mủ - máu hoặc các triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Thuốc không gây buồn ngủ nên không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc ở người lớn khi sử dụng.


Nên uống thuốc ho sau khi ăn, cách xa giờ đi ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

2. Nên làm gì khi uống quá liều thuốc Cozz Ivy?

Bất kỳ một loại thuốc nào, không riêng chỉ riêng Cozz Ivy, điều quan trọng là dùng đúng liều, không nên sử dụng quá liều khuyến cáo vì có thể xảy ra những tác dụng phụ đáng tiếc.

Riêng đối với thuốc ho Cozz Ivy, mặc dù hiếm nhưng nếu sử dụng thuốc quá liều, người bệnh có thể sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Với những trường hợp quá liều, cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện để được điều trị thích hợp.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Cozz Ivy

Các báo cáo về tác dụng không mong muốn do sử dụng Cozz Ivy rất ít. Người bệnh có thể gặp một số phản ứng trên đường tiêu hóa với các triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhưng các tác dụng phụ này không phổ biến, tần suất rất ít nên chưa được xác định.

Bên cạnh đó, một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với bất kỳ loại thuốc nào là rất hiếm. Tuy nhiên, hãy nhờ trợ giúp y tế ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm nổi mày đay, phát ban da, khó thở, sưng… sau khi dùng thuốc có chiết xuất từ cây thường xuân.

Bên cạnh đó, nếu bạn hoặc người bệnh gặp những tác dụng phụ không mong muốn khác không được liệt kê trên đây cũng cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết để có những hướng dẫn thích hợp.

Lưu ý

Bạn không nên sử dụng Cozz Ivy nếu dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, những bệnh nhân không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose, galactose, thiếu sucrase/ isomaltase không nên sử dụng sản phẩm này.

Đồng thời, cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị viêm dạ dày hoặc loét dạ dày, người bệnh đái tháo đường. Nếu sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không sử dụng Cozz Ivy với các thuốc ho khác như codein hoặc dextromethorphan mà không có tư vấn y tế.

Bảo quản

Thuốc ho Cozz Ivy cần được bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Hạn sử dụng của thuốc 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Đặc biệt lưu ý, cũng như các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, Cozz Ivy có thành phần hoạt chất là chiết xuất từ thực vật, do đó màu của thuốc đôi khi có thể bị thay đổi. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.

Thông tin nhà sản xuất

Cozz Ivy được sản xuất bởi Dược Hậu Giang - công ty Dược phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam với hành trình hơn 45 năm phát triển.

Liên hệ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: 02713.891433.

Có thể bạn quan tâm

097634****

Uống nhầm nước tẩy trang thì xử trí thế nào?

Nếu em chỉ uống nhầm lượng ít thì uống nhiều nước lọc và sữa tươi sẽ giúp làm trung hoà và loãng dung dịch hơn.

Xem toàn bộ

039511****

Đột nhiên đổ mồ hôi dầu là dấu hiệu bệnh gì?

Trường hợp của bạn mồ hôi dầu chỉ mới xuất hiện 3 tháng gần đây, cần cảnh giác với bệnh lý toàn thân như biến đổi nội tiết (đái tháo đường, cường giáp…), hội chứng nhiễm lao, viêm gan…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X