Hotline 24/7
08983-08983

Hạn chế rạn da khi mang thai

Việc bạn bị rạn da hay không còn phụ thuộc vào mức độ tăng cân của bạn khi mang thai.


 
Ảnh minh họa
 
Vết rạn da là những vết nứt trên da, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới vào chu kỳ cuối của thai kỳ, khi da phải căng ra để thích hợp với kích thước lớn của bào thai. Một số thai phụ còn bị rạn da ở vùng đùi, mông và ngực.

Vết rạn da gây ra do sự thay đổi độ đàn hồi của lớp mô nằm dưới da. Lúc đầu chúng màu hồng, rồi chuyển sang nâu đỏ, tím hay nâu đậm tuỳ màu da của bạn. Chúng sẽ nhạt đi sau này nhưng không bao giờ biến mất.

Làm sao biết rằng bạn sẽ bị rạn da?

Thật khó để tiên đoán ai sẽ bị rạn da nhưng hơn nửa số phụ nữ mang thai đều bị rạn da. Cũng không thật rõ tại sao người này bị rạn còn người kia thì không. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền đóng vai trò lớn. Nếu mẹ hay chị em gái của bạn bị rạn da khi sinh thì bạn cũng sẽ bị.

Việc bạn bị rạn da hay không còn phụ thuộc vào mức độ tăng cân của bạn khi mang thai. “Da có độ đàn hồi cao nhưng mức độ tăng cân khi mang thai thuộc vào loại khá căng thẳng cho da. Đôi khi da không thể kham nổi”– giảng viên ngành da liễu của đại học Harvard Alexa Boer Kimball cho biết. Bởi vì vậy mà bạn sẽ dễ có vết rạn nếu bạn:

- Tăng cân quá nhanh

- Mang thai song sinh hay sinh ba

- Mang thai một em bé lớn

- Bạn có nhiều nước ối

Làm gì để ngăn ngừa rạn da?

Rất tiếc là bạn không thể làm gì để ngăn ngừa rạn da. Tăng cân trong ngưỡng vừa phải, trong đa số trường hợp là 12 – 15kg, và tăng ký chậm có thể làm giảm nguy cơ bị rạn da.

Không có bằng chứng nào chứng tỏ các loại kem hay dầu chống rạn da là hữu hiệu. Tuy nhiên thoa kem giữ ẩm cho làn da bụng sẽ làm cho bạn đỡ ngứa hơn.

Vết rạn da có bao giờ biến mất?

Tin mừng là vết rạn da ít bị chú ý hơn sau khi sinh khoảng sáu tháng cho đến một năm. Các vết sạm nhạt dần và từ từ đổi màu sáng hơn vùng da xung quanh (màu sắc sẽ tuỳ thuộc vào màu da của bạn) nhưng cảm giác khi sờ vết rạn thì không thay đổi.

Có cách nào để làm vết rạn biến mất?

Bạn sẽ không bao giờ từ bỏ chúng được, nhưng nếu cảm thấy có nhu cầu, bạn có thể tư vấn bác sĩ da liễu các phương cách loại trừ chúng. Thuốc có chất retinoid và glycolic axít có thể giúp giảm vết rạn tuy nhiên retinoid cấm dùng trong lúc cho con bú.

Dùng phương pháp laser cũng có thể lấy lại sức đàn hồi của da và làm thay đổi màu sắc của vết rạn, giúp màu của vết rạn gần với màu da hơn.

 
AloBacsi.vn (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X