Hotline 24/7
08983-08983

GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền: Khuyến cáo về sử dụng máy đo nồng độ oxy qua da - pulse oximeter

Trong đại dịch COVID-19 nhiều người bắt đầu sử dụng “máy đo nồng độ oxygen qua da”, GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền có bài viết trên trang cá nhân cung cấp những thông tin cơ bản và những điều cần lưu ý khi sử dụng máy này.

Trong đại dịch COVID-19 nhiều người bắt đầu sử dụng “máy đo nồng độ oxygen qua da” gọi là PULSE OXIMETER để ước lượng nồng độ oxy trong máu của mình nhất là ở nhà để theo dõi diễn tiến bệnh... Có một vài lưu ý được US-FDA khuyến cáo và cần được quan tâm khi sử dụng thiết bị, nhất là cho người không được huấn luyện về y khoa.

Nguyên lý hoạt động

Pulse oximeter là một thiết bị đặt ở đầu ngón tay; sử dụng nguồn sóng ánh sáng đỏ (thấy được) có độ dài sóng 630nm-700nm và tia hồng ngoại infrared (không thấy được) từ 800nm to 1000 nm. Một chùm sóng ánh sáng xuyên qua da cho biết số lượng oxygen ở trong máu mà không cần rút máu ra để xét nghiệm (xem hình vẽ).

Nguyên lý hoạt động là dựa vào “lượng hemoglobine trong hồng cầu mang oxygen” (oxyhemoglobine) và lượng hemoglobine đã bị lấy oxygen (deoxyhemoblobine). Oxyhemoglobin được tia hồng ngoại hấp thụ nhiều hơn, trong khi deoxyhemoglobin hấp thu nhiều ánh sáng đỏ hơn.

Trên màn hình của thiết bị có 2 thông số hiện lên, nhưng số quan trọng nhất là độ bão hoà oxygen trong máu (oxygen saturation level) viết tắt là SpO2 dưới dạng %. Thông số thứ hai là nhịp tim (mạch) viết tắt là PR; có thể có số thứ ba là độ mạnh của tín hiệu.

Những điều cần nhớ lúc sử dụng pulse oxymeter

- Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị này như: màu da sậm nhay nhạt màu, độ dày, nhiệt độ của da, sự lưu thông của máu ở vùng da nơi vị trí gắn thiết bị, người hút thuốc lá (nam) và sử dụng thuốc sơn móng tay (nữ)

- Bảo đảm lúc gắn thiết bị tay phải ấm áp, thư giãn, tay gắn nằm ở dưới vị trí của tim, và nhất là không cử động.

- Phải đợi vài giây khi tín hiệu ổn định (thông số không thay đổi) mới đọc.

- Ghi lại thông số vào giấy để so sánh theo thời gian

Ý nghĩa của các thông số từ thiết bị

- Cần chú ý so sánh SpO2 của lần đo trước xem có giảm hay không. Sự thay đổi qua thời gian quan trong hơn là giá trị tại chỉ một thời điểm.

- Không hoàn toàn dự vào kết quả của thiết bị này để đánh giá tình trạng sức khoẻ của mình hay độ bảo hoà oxygen trong máu

- Cần chú ý các triệu chứng khác như

  • Màu da tay, mặt, môi (xem có tái đi không)
  • Có cảm giác hụt hơi (shortness of breath), khó thở
  • Cảm thấy bứt rứt trong người
  • Cảm giác tức ngực, đau ngực
  • Tim đập nhanh hơn

Lưu ý: Một số người có lượng oxygen thấp trong máu nhưng không có các triệu chứng trên!

Độ bão hòa oxygen trong máu  = 95-100% ở người khoẻ mạnh.

Người có bệnh phổi sẵn có thể có SpO2 thấp hơn.

Nhân viên y tế cần lưu ý:

- Thiết bị này chỉ dùng để ước lượng độ bảo hoà oxygen trong máu: khi kết quả là 90% có thể tương ứng với độ bảo hoà oxygen trong động mạch qua khí máu (ABG) là tứ 86-94%.

- Khi sử dụng thiết bị pulse oximeter để chẩn đoán. Và quyết định về xử trí nên sử dụng khuynh hướng thay đổi theo thời gian hơn là chỉ một lần đo duy nhất.

- Có hai loại pulse oximeter: một loại theo tiêu chuẩn US-FDA sử dụng trong các cơ sở y tế và một loại không cần toa (on the counter OTC) bán tự do trong các cửa hàng, siêu thị không theo tiêu chuẩn FDA

- Tiêu chuẩn FDA bao gồm so sánh kết quả của SpO2 với kết quả khí máu ABG từ 70-100%; đòi hỏi ở mức 66% SpO2 phải nằm trong khoảng 2-3% của giá trị khí máu và ở mức 95% SpO2 phải nằm trong mức 4-6% của khí máu.

- Để tránh sai số nên FDA khuyến cáo sử dụng nhiều lần đotheo dõi thay đổi hơn là chỉ đo một lần.

Nên xem kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sàn xuất (có thể tra cứu online).

[DAP]Tôi xin kể một chuyện vui về pulse oximeter: Năm 2015 tôi trải qua CABG. Sau 24 giờ nằm hồi sức tôi được chuyển về khoa thường, nhưng bệnh viện theo lời yêu cầu, có cho đem một pulse oximeter để tôi “tự theo dõi”. Đêm đầu tiên cứ mãi nhìn thông số nhấp nháy trên máy khoảng 85-88% nên lo lắng không ngủ được, cuối cùng mời bác sĩ trực. Sau khi khám, bác sĩ trực cười và nói “thầy bỏ máy ra và ngủ đi”. Tôi theo lời và ngủ yên sau đó. Sáng hôm sau đo lại thì SpO2 trở lại bình thường! Gặp lại BS trực anh cười bảo: “Em gặp nhiều trường hợp tương tự rồi thầy ơi!”.[/DAP]

GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X