GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông tư vấn giải pháp phục hồi sau đột quỵ và phòng ngừa tái phát
Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam đã dành thời gian để giải đáp các thắc mắc của bạn đọc AloBacsi liên quan đến các vấn đề phục hồi sau đột quỵ cũng như các giải pháp hiệu quả để ngăn chặn đột quỵ tái phát như: có cần dùng thuốc suốt đời, có nên dùng gối chống trào ngược, có nên dùng thêm NattoEnzym trong quá trình phục hồi sau đột quỵ?...
1. Nặng chân có phải di chứng sau đột quỵ?
Sau khi bị đột quỵ, từ đó đến nay ba em luôn có cảm giác nặng chân. Đây liệu có phải là di chứng của đột quỵ không hay dấu hiệu của bệnh lý khác ạ? Em nên đưa ba đến đâu để kiểm tra tình trạng này, thưa BS?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Sau khi ba bạn bị đột quỵ, luôn có cảm giác nặng chân, cần phải xác định xem vị trí của đột quỵ gây tổn thương não. Vì có vùng não chi phối cảm giác, vùng chi phối vận động, vùng chi phối cả vận động và cảm giác. Nếu vùng đó ưu thế chi phối cho chân thì có thể để lại di chứng cảm giác nặng, tê bì và yếu chân.
Một số căn nguyên khác có thể dẫn đến cảm giác nặng và tê bì chân đi kèm đột quỵ như: đái tháo đường, suy tĩnh mạch chi dưới, trầm cảm sau đột quỵ, ít hoặc không vận động đi lại, thoái hóa cột sồng thắt lưng… Bạn nên đưa ba bạn đến khám ở cơ sở khám và điều trị đột quỵ, thần kinh để loại trừ các căn nguyên trên.
2. Có nên nằm gối chống trào ngược sau đột quỵ?
Bác sĩ cho em hỏi, người từng bị đột quỵ đã bình phục nằm gối chống trào ngược dạ dày lúc ngủ có bị ảnh hưởng gì không ạ? Tại em sợ trị bệnh này lại hại bệnh khác. Em xin cảm ơn ạ.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Người đã bị đột quỵ bình phục, nằm gối chống trào ngược dạ dày (đầu cao 30 độ) lúc ngủ không bị ảnh hưởng. Vì khi ngủ, não nghỉ ngơi, nhu cầu cấp máu nuôi não sẽ giảm, vì vậy cơ thể tự điều chỉnh bằng giảm cung lượng máu lên não. Tuy nhiên, tư thế nằm và gối phải thẳng trục cột sống, không gây gập cổ và điều quan trọng là người bệnh thấy thoải mái, ngủ sâu hơn và sáng dậy cảm thấy cơ thể không bị mệt mỏi.
3. Sau đột quỵ, có phải uống thuốc suốt đời?
BS ơi, bà nhà tôi bị đột quỵ nhẹ, tay chân phía trái yếu, đã điều trị từ tháng 3 đến nay. Hiện, tôi được bác sĩ cho uống thuốc Aspirin 81, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị rối loạn lipid, thuốc ngừa loét bao tử. Vậy bà nhà tôi phải uống thuốc phòng chống đột quỵ này suốt đời hay sao ạ?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Để dự phòng đột quỵ thiếu máu não tái phát, đơn thuốc bác sĩ cho là đúng vậy. Thường dùng kéo dài khi các chỉ số thăm khám chưa trở lại bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đột quỵ sẽ tùy các yếu tố nguy cơ tái phát, thể tạng của người bệnh, các tác dụng phụ không mong muốn của phác đồ điều trị để xem xét có dùng tiếp hay không và dùng loại thuốc gì, dùng đến khi nào.
4. Sau đột quỵ có nên dùng thêm NattoEnzym để ngăn ngừa tái phát?
Tôi 47 tuổi, bị đột quỵ đã 5 năm, hiện tại đi đứng, hoạt động phía bên phải hơi yếu. Tôi muốn hỏi BS ngoài tập phục hồi thì có thể dùng thêm NattoEnzym để máu não lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa đột quỵ tái phát được không ạ?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: NattoEnzym là thuốc điều trị và dự phòng đột quỵ đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng trong điều trị và dự phòng đột quỵ, nhất là đột quỵ thiếu máu não, không có tác dụng phụ không mong muốn. Anh có thể dùng theo chỉ dẫn từng đợt và nên dùng đủ thời gian theo chỉ dẫn.
5. Những điều cần lưu ý trong thời gian phục hồi sau đột quỵ
Người nhà em bị đột quỵ nhồi máu não cách đây 7 tháng. Trong thời gian hồi phục này người nhà em cần chú ý những vấn đề gì ạ? Mong được BS hướng dẫn ạ.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Bệnh nhân bị đột quỵ tắc mạch não cách 7 tháng và đang phục hồi. Người nhà bạn nên đến khám định kỳ theo hẹn tại cơ sở đã điều trị đột quỵ và uống thuốc dự phòng đầy đủ. Vì nguy cơ tái phát đột quỵ trong năm đầu tùy từng người bệnh, sẽ dao động trong khoảng 15 - 20 %. Cần duy trì huyết áp, chế độ ăn và tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó cần giữ mức đường máu, mỡ máu ổn định.
6. Làm gì để phòng ngừa đột quỵ khi bị suy tim dòng chảy chậm?
Tôi hiện 56 tuổi, năm 2020 có đi khám chẩn đoán suy tim, dòng chảy chậm, đang uống thuốc theo đơn của bệnh viện. Bị như vậy có dễ bị đột quỵ không? Tôi không uống bia ượu, hút thuốc, thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối khoảng 45 phút.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Suy tim dẫn đến dòng chảy chậm, là một nguy cơ của đột quỵ tắc mạch tim do dễ gây cục huyết khối từ tim di trú lên não. Người bệnh phải uống thước thường xuyên theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa tim mạch và đột quỵ, phải khám bệnh định kỳ và uống thuốc theo chỉ dẫn, không tự ý bỏ thuốc. Bên cạnh đó, tránh các công việc gây tăng gánh nặng cho tim, không uống rượi bia, các chất kích thích, không hút thuốc. Vì có thể làm tăng gánh nặng cho tim và tăng độ suy tim. Phải có chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục theo khả năng của từng người bệnh và mức độ suy tim.
7. An Cung Ngưu Hoàng Hoàn chưa được Tổ chức thế giới xếp vào thuốc điều trị và dự phòng đột quỵ
Hiện nay, việc sử dụng An Cung Ngưu Hoàn được đẩy lên như một “thuốc tiên” (có giá hàng triệu đồng một viên) và gần như thành phong trào để phòng chống đột quỵ. Bác sĩ có lời khuyên và khuyến cáo gì về việc này ạ?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: An Cung Ngưu Hoàng Hoàn là thuốc Y học được sản xuất tại Trung Quốc, xuất sử từ Đồng Nhân Đường Bắc Kinh. Trong giới thiệu có chữa đột quỵ, nhưng không dùng trong trường hợp chảy máu não.
Trong vị thuốc có một số vị cần lưu ý khi có suy thận. Tuy nhiên, Hội Đột quỵ Việt Nam cùng với Hội Y học Cổ truyền đã trả lời nhiều lần trên các phương tiện thông tin là cho đến hiện nay, điều trị đột quỵ chủ yếu là dự phòng bằng nhiều phương pháp (duy trì huyết áp mục tiêu [< 130mmHg]; Điều chỉnh mức glucose máu, mỡ máu và kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch)... chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tránh căng thẳng. Khi đã bị đột quỵ, tùy theo thể đột quỵ mà có các giải pháp điều trị theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới.
An Cung Ngưu Hoàng Hoàn chưa được Tổ chức thế giới xếp vào thuốc điều trị và dự phòng đột quỵ và Hội Đột quỵ Việt Nam cũng không khuyến cáo dùng khi đột quỵ cấp cũng như dự phòng đột quỵ.
>>> GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông chỉ dẫn nhận biết các dấu hiệu đột quỵ
>>> GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông giải đáp các yếu tố nguy cơ của đột quỵ và cách phòng ngừa
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình