Hotline 24/7
08983-08983

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông giải đáp các yếu tố nguy cơ của đột quỵ và cách phòng ngừa

Trong bài viết dưới đây, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam đã giải đáp các thắc mắc của bạn đọc như: vì sao mỡ đóng trên thành mạch máu; nguy cơ đột quỵ của người béo phì độ 1 ra sao; có nên sử dụng NattoEnzym EPA DHA để dự phòng đột quỵ, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp?…

1. Tổn thương rễ thần kinh thực vật, có dẫn đến đột quỵ?

BS cho em hỏi, em đi khám được chẩn đoán tổn thương r thần kinh thực vật, thường hay bị choáng, tình trạng này có dễ dẫn đến đột quỵ không ạ?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Bạn khám ở chuyên khoa nào? Tổn thương thần kinh thực vật (cơn tăng trương lực thực vật) thường biểu hiện nhịp tim lúc nhanh-lúc chậm, hay hồi hộp đánh trống ngực, tăng tiết mồ hôi, tăng tiết dạ dày, tăng nhu động ruột có thể gây rối loạn tiêu hóa, ngủ không sâu hay mộng mị, hay cáu bẳn, làm việc dễ mệt mỏi, khó tập trung, thậm chí gây co thắt tăng tiết phế quản, ăn không ngon. Rối loạn thần kinh thực vật không gây đột quỵ.

2. Vì sao mỡ đóng trên thành mạch máu?

Má tôi năm nay 56 tuổi, bà hay bị đau đầu. Vừa rồi, bà đi khám tổng quát thì được chẩn đoán gan nhiễm mỡ và có một lớp mỡ đóng trong thành động mạch chủ ở cổ. Ngoài ra còn có huyết áp khoảng 150. Bác sĩ lý giải việc mỡ đóng ở thành mạch máu làm máu lên não kém dẫn đến đau đầu và cảnh báo nguy cơ đột quỵ nếu không điều trị. Xin hỏi BS, tại sao mỡ lại đóng ở cả thành mạch máu? Bây giờ má tôi nên ăn uống, sinh hoạt thế nào để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ ạ? Má tôi có thể dùng thêm NattoEnzym EPA DHA không ạ?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Những người trung niên và cao tuổi, cả đời làm việc, các cơ quan trong đó có mạch máu sẽ lão hóa, mạch máu sẽ kém đàn hồi và xơ cứng, lớp nội mạch không trơn nhẵn. Các cơ quan của cơ thể không đào thải hết các chất cặn bã ra ngoài, trong đó có mỡ dư thừa sẽ đọng lại ở các cơ quan của cơ thể, dưới da và thành mạch máu, gây xơ vữa và lâu dần tạo các mảng bám gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, dẫn đến giảm cung lượng máu lên nuôi não. Nếu mạch máu bị hẹp-tắc sẽ cản trở dòng máu lên não gây đột quỵ tắc mạch não (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch gây (chảy máu não).

Trong chế độ ăn uống, nên hạn chế ăn mỡ động vật và thịt phủ tạng, da gà vì các cơ quan này có hàm lượng mỡ tự do cao. Hạn chế ăn quá mặn vì ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp, hạn chế các đồ ăn nhanh có hàm lượng dầu và mỡ cao, uống quá nhiều nước có ga. Ăn tăng rau xanh và hoa quả có nhiều chất xơ. Nên tập thể dục hàng ngày, ít nhất là 30 phút mỗi ngày, không nên làm việc trong tư thế tĩnh tại, gò bó, ngồi máy tính nhiều giờ, ngủ đủ giấc 7 giờ mỗi ngày. Có thể dùng NattoEnzym EPA DHA để dự phòng đột quỵ, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp theo chỉ dẫn.

3. Béo phì độ 1, nguy cơ đột quỵ ra sao?

Em năm nay 41 tuổi, cao 1m55, nặng 81kg, bị béo phì độ 1, nguy cơ bị đột quỵ của em có cao không? Em đã cố gắng giảm cân nhiều năm nhưng không được, xin bác sĩ tư vấn giúp làm thế nào để người béo phì không bị đột quỵ ạ?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Béo phì là một trong những nguy cơ của đột quỵ. Kiểu gì bạn cũng phải cố gắng giảm cân vì sẽ làm tăng huyết áp do tim phải làm việc nhiều. Một số nguyên nhân làm béo phì, tăng trọng lượng cơ thể do: chế độ ăn, ít hoặc không tập luyện, ngủ quá nhiều. Một số nguyên nhân khác có thể do cơ địa, dùng thuốc, rối loạn nội tiết. Bạn xem đã đánh giá đủ các nguyên nhân gây béo phì chưa? Nếu chưa thì phải tiếp tục tìm và quan trọng nhất là chế độ ăn và tập luyện thường xuyên.

4. Đột quỵ từ đêm về sáng, làm sao xác định “giờ vàng”?

Thưa BS, cholesterol cao ở chỉ số 7.4 thì có gây nguy cơ gì không? Em đọc nhiều trường hợp thì thấy hay bị đột quỵ khi ngủ và thường là ngủ "luôn", làm thế nào để người thân nhận biết mà đưa đi BV cho kịp giờ vàng ạ?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Mỡ máu gồm có bốn thành phần: cholesterol tự do, triglycerid, HDL-C, LDL-C. Trong đó chỉ có HDL-C là tốt do mang các sản phẩm mỡ dư thừa về gan phân hủy và đào thải ra ngoài. Còn 3 loại khác là mỡ xấu, nếu tăng sẽ gây rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, hẹp lòng mạch, giảm cung lượng máu não và đột quỵ thiếu máu não.

Khi ngủ, gần sáng có khoảng trũng huyết áp dễ gây đột quỵ thiếu máu não nên khó phát hiện chính xác thời điểm gây đột quỵ. Trong đột quỵ tắc mạch não, thời gian vàng (cửa sổ điều trị) tái thông mạch với thuốc tiêu huyết khối là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát và can thiệp lấy huyết khối là ≤ 6 giờ. Ngoài giờ đó sẽ không có chỉ định do không an toàn và ít kết quả.

Đột quỵ thức dậy là đột quỵ xảy ra khi ngủ, không phát hiện chính xác giờ khởi phát đột quỵ nên không thể áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để làm tái thông mạch. Tuy nhiên, khi phát hiện đột quỵ thức dậy, phải tìm mọi cách đưa ngay người bệnh đến bệnh viện có khả năng chẩn đoán và cấp cứu đột quỵ gần nhất để tìm mọi biện pháp điều trị và giảm tỷ lệ khuyết tật và tử vong đột quỵ.

5. Chóng mặt có liên quan đến đột quỵ không?

Xin hỏi BS, tôi 52 tuổi, thỉnh thoảng hay bị chóng mặt quay cuồng khoảng 15 giây khi nằm xuống ngồi lên hoặc thay đổi tư thế, đi khám bác sĩ không cho uống thuốc và nói do tuần hoàn máu lên não bị chậm, tự sẽ khỏi. Vậy cho hỏi dấu hiệu đó có liên quan đến đột quỵ không thưa BS?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Chóng mặt, nhà cửa quay tròn là một trong các dấu hiệu của rối loạn tiền đình, thường xảy ra ở những người trung niên và cao tuổi, nhiều trường hợp kèm theo buồn nôn hoặc nôn, người bệnh sợ không dám thay đổi tư thế đầu, nhất là khi quay cổ, quay đầu, thường nắm mắt cho đỡ chóng mặt và bệnh không gây đau đầu.

Một số nguyên nhân khác có thể gây nên các cơn chóng mặt như: Bệnh lý thoái hóa cột sống cổ, bệnh lý tai-mũi-họng (viêm xoang, viêm tai giữa, tăng hoặc giảm huyết áp làm thay đổi cung lượng máu não, hẹp vữa xơ động mạch, đái tháo đường, thiếu máu…

Các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tai mũi họng phải khám và tìm các nguyên nhân gây chóng mặt, nhất là khi thay đổi tư thế để xác định và điều trị. Nếu chỉ có chóng mặt, nhà cửa quay tròn mà không có một số bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường hoặc các bệnh lý tim mạch thì không liên quan đến đột quỵ.

6. Bị tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao có nên chụp MRI não tầm soát đột quỵ?

Tôi 62 tuổi, bị tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao. Tôi có nên chụp MRI mạch máu não mỗi năm 1 lần để tầm soát đột quỵ không, thưa BS?

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Bạn bị các bệnh đi kèm như mô tả, là các nguy cơ thường gặp của đột quỵ. Bạn nên đi khám bệnh định kỳ theo hẹn của bác sĩ với nhiều thông số về huyết học, tim mạch theo quy định của các bệnh mãn tính. Còn việc chụp MRI mạch máu não sẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi đi khám bệnh định kỳ.

>>> GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông chỉ dẫn nhận biết các dấu hiệu đột quỵ

>>> GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông tư vấn giải pháp phục hồi sau đột quỵ và phòng ngừa tái phát

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X