Hotline 24/7
08983-08983

Giời leo - Các triệu chứng thường gặp và cách điều trị

Khi mắc bệnh giời leo cần điều trị kịp thời để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng như yếu cơ mặt vĩnh viễn và điếc. Đặc biệt, bệnh nhân không nên bỏ qua lời khuyên của bác sĩ.

1. Bệnh giời leo là bệnh gì?

 
Bệnh giời leo không quá nguy hiểm nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
 
Giời leo (hay còn được gọi bệnh zona) là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi bạn nhiễm virus zona và virus này tấn công các dây thần kinh của bạn. Bệnh giời leo tai gây ra những mảng phát ban bóng nước, liệt cơ mặt và làm giảm thính giác. Khi bị bệnh, virus gây bệnh tấn công vào thần kinh tai, lưỡi và mặt, khiến bạn dễ có nguy cơ bị điếc tai.
 

2. Bệnh giời leo có lây không?

 
Giời leo là một bệnh không lây. Tuy nhiên, người chưa bị thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa thủy đậu sẽ có khả năng nhiễm bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh giời leo.

3. Những ai thường mắc bệnh giời leo?

 
Bệnh giời leo ít gặp ở trẻ em và thường thấy ở người cao tuổi, với tỉ lệ mắc bệnh ở nam nữ ngang nhau. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ. Để biết thêm thông tin, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
 
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh giời leo tai đó là xuất hiện trong và xung quanh tai, trên màng nhĩ, lưỡi và vòm họng những bóng nước nhỏ.
 
Các triệu chứng khác là đau, giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mặt. Tình trạng này có thể làm cho bạn khó khăn khi cười, nhíu mày và phải nhắm một bên mắt. Đây là nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước mũi, thức ăn bị mắc kẹt ở bên mũi bị ảnh hưởng và khô mắt. Đôi khi, sự giảm thính lực và liệt mặt không hồi phục được.
 
Ngoài ra, còn có bệnh giời leo ở mắt và giời leo ở môi.
 

4. Nguyên nhân gây bệnh giời leo là gì?

 
Thông thường, bệnh giời leo sẽ kéo dài từ 5 0 7 ngày. Đối với trường hợp mắc bệnh nặng, cần thời gian xử lí thì có thể sẽ mất từ 10 0 15 ngày để hoàn toàn hồi phục. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
 
 
Bệnh giời leo gây ra bởi cùng một loại virus gây ra bệnh thủy đậu (varicella-zoster). Khi bạn đã hồi phục sau khi bị thủy đậu, virus vẫn còn tồn tại trong dây thần kinh của bạn trong nhiều năm. Virus này được tái hoạt khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, gây nên bệnh zona, đặc trưng bởi phát ban bóng nước gây đau. Nếu tình trạng nhiễm virus lan đến vùng quanh tai, nó có thể gây bệnh giời leo tai.
 
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ zona tai, bao gồm:
- Người cao tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi
- Người bị suy giảm miễn dịch
- Người từng bị thủy đậu
 
Lưu ý, không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
 

5. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

 
Nên gọi bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Bị phát ban bóng nước xung quanh tai
- Giảm thính lực
- Liệt một bên mặt
- Đau mặt kèm nhức đầu
 
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
 

6. Bị giời leo bôi thuốc gì mau khỏi?

 
Bệnh giời leo ở trẻ em có thể để lại những di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và ngoại hình của trẻ về sau. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
 
 
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm da do độc tố acid photpho có trong côn trùng, bệnh nhân không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà. Cũng có một số trường hợp tùy tiện mua thuốc về bôi. Điều trị đúng cách có vai trò rất quan trọng trong việc giúp bệnh chóng khỏi, tránh những ảnh hưởng, biến chứng tới sức khỏe.
 
Ngay sau khi xuất hiện đỏ và ngứa da, cần phải rửa bằng nước sạch hoặc nước muối 0,9%. Nước muối giúp loại bỏ các độc tố từ côn trùng cũng như sát khuẩn. Nhiều người có thói quen sai lầm cứ nghĩ dùng xà phòng rửa sẽ làm sạch hơn. Nhưng thật ra chính điều này sẽ làm tăng kích ứng da.
 
Tuyệt đối không bôi các loại thuốc mỡ vào vết da bị tổn thương để làm dịu mát da. Thuốc mỡ sẽ làm gia tăng sự bám bụi, bịt kín lỗ chân lông, khiến vùng da bệnh dễ phù nề và lây lan hơn. Nên bôi thuốc bôi trị giời leo bằng hồ nước hoặc thuốc màu, tốt nhất là thuốc màu xanh:
 
- Đầu tiên bạn hãy sử dụng các loại thuốc, dung dịch có tác dụng làm mát, dịu da như kem kẽm, dung dịch Jarish bôi, Dalibour, xanh Methylen, Castelani, sử dụng từ 2 - 3 lần mỗi ngày.
 
- Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh như: Samicason, Begendrem,…
 
- Vết thương ít có dịch mũ có thể sử dụng hô nước hoặc hồ Traprenisolon.
 
- Bôi một trong các chế phẩm thuộc nhóm Steroid như: Pesancort, Flucinar, Gentrison, Diproson, Fobancort cho vùng da tổn thương khô.
 
- Nếu vết thương có mủ trắng, bạn phải uống thêm Amoxicilin hoặc Erythromycin. Một đợt dùng kháng sinh sẽ từ 5 - 7 ngày.
 
- Thuốc kháng chứa Histamin như Cetrizin, Loratadin, Phenergan để giảm nguy cơ phù nề, ngứa rát. Thời gian sử dụng thường là 5 - 10 ngày.
 
- Thuốc giảm đau có thể dùng Paracetamol, hỗn hợp thần kinh.
 
Bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng liều lượng.
 

7. Bệnh giời leo kiêng ăn gì và nên ăn gì?

 
Khi mắc bệnh giời leo, bạn nên kiêng ăn một số loại thực phẩm sau đây:
 
- Kiêng ăn các loại thực phẩm giàu arginine như bánh mì trắng, yến mạch, socola, ngũ cốc tính chế, đồ ăn có tính nóng, các món chiên, xào, các loại thức uống có cồn.
 
- Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều canxi như tôm, cua.
 
Vậy người bị bệnh giời leo nên ăn gì?
 
- Sức đề kháng khi bị giời leo rất yếu nên cần bổ sung các loại thực phẩm chức nhiều vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cho cơ thể như cam, bưởi, củ cải đỏ…
 
- Lựa chọn các thức ăn mát, thanh nhiệt, giải độc như hạt sen, rau má, khổ qua, bí xanh, các loại rau có màu xanh đậm…
 
- Uống nhiều nước. Nên uống thêm nước chanh, nước cam tươi.
 

8. Cách phòng chống bệnh giời leo hiệu quả

 
Bệnh giới leo ở môi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
 
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh giời leo hiệu quả sau đây:
 
- Không nên bật đèn sáng khi ngủ vào ban đêm, đặc biệt trong các mùa sinh sản, mùa gặt. Mùa gặt côn trùng thường mất môi trường sinh sống nên có xu hướng bay vào nhà. Đèn sáng rất dễ thu hút chúng.
 
- Không dùng tay để đập côn trùng để tránh độc tố gây giời leo dính vào người. Còn không, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng nếu vô tình đập phải chúng.
 
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là ở những nơi ẩm thấp, giời leo dễ trú ngụ.
 
- Khi ngủ nên kiểm tra kĩ càng mền gối, mắc mùng (màn) để tránh côn trùng bò qua người cũng như nên ngủ trên giường cao.
 
- Khi bị giời leo, bệnh nhân không nên sờ tay vào vùng da bị bệnh rồi sau đó chạm tay vào các vùng da khác. Giời leo rất dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường, do đó nên chọn các loại quần áo thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
 
- Nên chăm sóc vùng da bị bệnh bằng những vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan.
 
- Cảm thấy có dấu hiệu nóng rát, đau hoặc nổi vệt đỏ ở trên da thì nên dùng dung dịch nước muối rửa sạch để chống viêm. Sau đó hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
 
Bệnh giời leo không khó để phòng bệnh và chữa trị nhưng nếu không biết cách hoặc không được chữa trị kịp thời rất dễ để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Tốt nhất khi bị giời leo, bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nghiêm trọng.
 
M. T (Tổng hợp)
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X