Để nhận biết một bệnh nhân đột quỵ ta dùng các dấu hiệu khá đơn giản như sau: dùng khẩu hiệu: FAST: |
Cô Tào ngọc Hạnh, 59 tuổi, phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Q.1: - Thưa BS, huyết áp thấp có nguy cơ đột quỵ không? Dùng Aspirin phòng ngừa máu đông và đột quỵ là đúng hay sai? Chào cô, Huyết áp thấp có gây đột quỵ nhưng xác suất rất thấp, <5%. Đa phần là đột quỵ do cao huyết áp. - Cô Trần Thị Cúc, 61 tuổi, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường 13, Q.4 Phụ nữ từ 60 trở lên thì hầu như triệu chứng về đột quỵ chúng tôi đều có. Phòng khám đột quỵ, chi phí tầm soát đột quỵ là bao nhiêu? TS.BS Trần Chí Cường: Hiện nay tại nước ta chưa có chiến lược tầm soát đột quỵ trong cộng đồng, vì việc tầm soát đòi hỏi tốn nhiều chi phí. Việc tầm soát chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hoặc cho bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, hoặc có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua để điều trị phòng ngừa, tránh tái phát. Trong tương lai, tôi cũng hy vọng sẽ có các cơ y tế, bệnh viện chuyên sâu để tầm soát đột quỵ. Thực sự mà nói, trong khả năng hạn hẹp của mình, tôi cũng đang lên kế hoạch để xây dựng hồ sơ bệnh án điện tử mà ở bất cứ chỗ nào bệnh nhân cũng có thể tra cứu được lịch sử khám, chữa bệnh của mình. Từ đó, sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Bác Phạm Ngọc Tuấn, 88 tuổi: - Tôi bị phù chân lâu rồi, BS có cách nào chữa khỏi phù chân không? Chào bác, Phù chân đôi khi không phải là bệnh, đó là khi chúng ta ít vận động (ngồi lâu, đi tàu xe, máy bay…) rồi cảm thấy nặng chân, nhưng sau khi vận động, thể dục… sẽ hết tình trạng này thì đây chưa phải là bệnh. Trường hợp phù chân thường xuyên và kéo dài, cô bác thử ấn ngón tay vào chân bao nhiêu để lại dấu bấy nhiêu thì là có bệnh lí. Nguyên nhân của phù chân: suy tĩnh mạch, suy thận, ăn quá nhiều món mặn, suy tim… Phù chân là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, do đó tùy theo nguyên nhân mà điều trị. |
Những câu hỏi được nhiều người quan tâm: Sơ cứu bệnh nhân đột quỵ như thế nào cho đúng cách? BS Cường: Khi có người đột quỵ, chúng ta nên đưa người bệnh đến nơi thông thoáng, kiểm tra đường thở và sơ cứu theo nguyên tắc A-B-C. Cụ thể: - A (đường thở): kiểm tra đường thở bệnh nhân có thông thoáng không. Nếu bị tắc nghẽn do thức ăn hoặc dị vật nào đấy cần được khai thông đường thở ngay lập tức. Nới lỏng quần áo bệnh nhân. - B (Máu): xem bệnh nhân có bị chảy máu ở đâu không. Nếu có, cần băng ép vết thương để cầm máu. Tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây tử vong trước khi xe cứu thương đến. - C (Tuần hoàn máu): rờ các mạch máu lớn của bệnh nhân ở các vị trí như cổ, đùi… xem còn đập hay không. Nếu còn, di chuyển bệnh nhân đến nơi bằng phẳng nghỉ ngơi, chờ cấp cứu đến. Nếu ngưng thở, cần làm hồi sức tim phổi”. Bị đột quỵ nên đến đâu? Đến cơ sở y tế gần nhất hay phải đến đúng bệnh viện có cấp cứu và điều trị đột quỵ? BS Cường: Trong
“thời gian chờ” mạng lưới cấp cứu đột quỵ trong cả nước hình thành và
hoạt động thì trước mắt khi bị đột quỵ chúng ta cần đến cơ sở y tế gần
nhất, điều kiện đầu tiên là nơi đó phải có máy CT, vì nếu không có máy
CT thì không thể chẩn đoán đột quỵ một cách chính xác. Tôi cũng hy vọng trong tương lai sẽ nhân rộng được hệ thống cấp cứu đột quỵ. Tôi xin thông tin thêm với quý khách tham dự là tại miền Bắc - Hà Nội đã có nhiều bệnh viện cấp cứu và điều trị đột quỵ rất tốt như: BV 108, BV Bạch Mai, BV 103, BV Đại học Y Hà Nội. Miền Trung có: BV Trung ương Huế, BVĐK Bình Định TPHCM
có: BV Nhân dân 115, BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện
175, BV Nhân dân Gia định, BV Thống Nhất, BV Trưng Vương. Tiền đình có phải do thiếu máu não? Rối loạn tiền đình có dẫn đến đột quỵ không thưa BS? BS Cường: Tiền đình là cơ quan giữ thăng bằng cho chúng ta. Chẳng hạn, hiện tại chúng ta không bị nghiêng ngửa, chóng mặt, ói là do tiền đình hoạt động tốt. Khi đi tàu xe lắc lư, đi biển có cảm giác chông chênh là do tiền đình không giữ thăng bằng, làm cơ thể đảo lộn, chóng mặt, ói mửa, bắt buộc chúng ta phải nằm nằm yên, không thể mở mắt. Đó là những triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình, nhất là chóng mặt và nôn ói. Nếu như những triệu đó có kèm theo tê yếu tay chân, nói khó hoặc dấu hiệu của cơn thiếu máu thoáng qua thì đó không phải là rối loạn tiền đình mà có thể là biểu hiện của 1 cơn thiếu máu não. 2 bệnh này khi chẩn đoán không liên quan gì đến nhau. Đột quỵ là đột quỵ, rối loạn tiền đình là rối loạn về chức năng, thăng bằng chứ không phải rối loạn tiền đình rồi dẫn đến đột quỵ. Đau đầu do thiếu máu não thoáng qua khác với đau đầu thông thường như thế nào? Vậy đau đầu khi nào là bệnh? Khi diễn tiến đột ngột, đau dữ dội hoặc kéo dài, uống thuốc giảm đau thấy đỡ nhưng sau đó lại tiếp diễn thì chúng ta cần nghĩ triệu chứng đau đầu này cảnh báo một căn bệnh nào đó. Trong đó, đau đầu do đột quỵ thường đau đến mức mất kiểm soát, khó tiết chế. Một số người đã mô tả rằng cơn đau từ một cơn đột quỵ chính là loại đau đầu kinh khủng nhất, đau đột ngột, dữ dội. Khi đau đầu kèm theo một số triệu chứng như: mờ mắt, mất mùi, nói khó, tê yếu tay chân, đau nửa bên, sụp mi mắt… thì đó chính là biểu hiện cảnh báo đột quỵ. Trường hợp đau đầu kèm theo sốt thì có thể báo hiệu một bệnh lý nhiễm trùng, ví dụ như nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết… Còn đau đầu thông thường sẽ liên quan đến yếu tố tác động bên ngoài. Chẳng hạn như tháng này bị nợ lương, con sắp phải đóng tiền học, vợ chồng bất hòa nên đau đầu... thì chúng ta chưa vội quy kết là đau đầu do bệnh. Trong tương lai đã có định hướng nghiên cứu HLP Solvent để được công nhận là thuốc hay không? Ông Shuji Yoshihara: HLP Solvent vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển để được công nhận là thuốc. Hiện nay, tại Nhật Bản thì HLP Solvent đã được đưa vào 400 cơ sở điều trị.
Người bị tai biến rồi có uống được viên HLP Solvent không? Ngoài công dụng ngăn ngừa đột quỵ, HLP Solvent có giúp người đã bị tai biến phục hồi được không? Nếu được thì sử dụng như thế nào? Ông Shuji Yoshihara: Người đã bị tai biến mạch máu não nên sử dụng HLP Solvent. Ngoài công dụng ngăn ngừa đột quỵ HLP Solvent còn giúp người bị tai biến hồi phục và cải thiện tai biến rất hiệu quả. Liều dùng 6 viên/ngày. Nhưng điều quan trọng phải uống đều đặn hàng ngày. HLP có tác dụng chính là tiêu huyết khối. Thực tế có khoảng 80% bệnh nhân bị bệnh liên quan huyết khối như vậy việc dùng HLP là rất tốt. Nhưng 20% còn lại là những bệnh nhân bị vỡ mạch hoặc bị dị dạng mạch máu bẩm sinh thì có dùng được HLP hay không? Ông Shuji Yoshihara: HLP vì không làm cho máu khó đông nên những bệnh nhân bị vỡ mạch vẫn có thể dùng HLP mà không vấn đề gì. Để tăng cường độ đàn hồi của huyết quản điều quan trọng là phải
dự phòng oxi hóa, vận động hợp lý, và bổ sung Protein. Địa long là một loại
protein chất lượng từ động vật. Ngoài ra, HLP-Solvent ngoài địa long còn bổ
sung thêm một số thành phần rất tốt cho huyết quản. |