Hotline 24/7
08983-08983

Duphaston® là thuốc gì? Công dụng và liều dùng

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Duphaston®

Hoạt chất: Dydrogesterone
Thương hiệu: Duphaston®
Nhà sản xuất: Abbott
Loại thuốc: Hormon tổng hợp
Thời hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất

I. Công dụng của Duphaston®

1. Công dụng của thuốc Duphaston®

Duphaston® là một Proestin nhân tạo hoạt động như một chất thay thế cho progesterone được hình thành tự nhiên trong cơ thể phụ nữ. Đây là một loại thuốc thay thế cho nội tiết tố nữ, do đó, duphaston® cần phải được thực hiện dưới sự giám sát và kê đơn của bác sĩ.

Proestin steroid này hoạt động bằng cách làm giảm sự phát triển của nội mạc tử cung trong cơ thể.

Duphaston® thường được sử dụng để điều trị các tình trạng như: Chuột rút kinh nguyệt, vô sinh do thiếu hoàng thể, bệnh lạc nội mạc tử cung, mất kinh, vô kinh thứ phát, trị thay thế hormone, hội chứng tiền kinh nguyệt, dọa sảy thai, sẩy thai liên tiếp.

2. Những thông tin quan trọng cần biết khi sử dụng thuốc Duphaston®

Bạn nên tránh xa rượu trong khi dùng thuốc duphaston®.

Không lái xe sau khi dùng thuốc, vì nó có thể làm giảm sự tỉnh táo và gây chóng mặt. Đồng thời, không vận hành máy móc hoặc làm những công việc trên cao.

Bệnh nhân ung thư vú không được uống duphaston®. Tương tự, bệnh nhân bị trầm cảm, bệnh về gan nên thận trọng khi dùng duphaston®. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng duphaston® để có sự thay thế hoặc điều chỉnh liều thích hợp nếu cần.

Việc sử dụng duphaston® có thể gây mất thị lực vì dòng máu bị chặn từ võng mạc đến tim. Duphaston® có thể không an toàn khi sử dụng lâu dài vì nó có thể dẫn đến mức độ phosphate thấp trong nguy hiểm. Vì thế, điều rất quan trọng là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để được tư vấn về lợi ích và rủi ro.

Không nên duphaston® cùng với steroid.

Lưu ý: Không nên dừng thuốc duphaston® ngay khi hết kinh mà nên tuân theo chỉ định của bác sĩ.

II. Liều dùng Duphaston®

1. Liều dùng thuốc Duphaston® với người lớn

Duphaston® không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Thường, liều 20mg dùng một ngày được dùng để điều trị suy giảm progesterone từ ngày 11 đến ngày 25 của chu kỳ.

30mg một ngày (mỗi viên 10mg) để dùng để điều trị lạc nội mạc tử cung. Tùy theo tình trạng của người bệnh, có thể điều trị liên tục hoặc gián đoạn, trong thời gian từ ngày thứ 5 đến ngày 25 của chu kỳ kinh nguyệt.

30mg một ngày (mỗi viên 10mg) dùng để điều trị băng huyết cho đến khi nào ngưng xuất huyết để dùng thêm 20 ngày nữa, sau đó dùng 20mg một ngày (tương đương 2 viên, mỗi viên 10mg một ngày) từ ngày 16 đến ngày 25 của chu kỳ kinh nguyệt.

Duphaston®

2. Liều dùng thuốc Duphaston® với người đang mang thai và cho con bú

Duphaston® chỉ nên được thực hiện trong khi mang thai nếu được chỉ định rõ ràng bởi bác sĩ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thông báo về việc mang thai hoặc kế hoạch thụ thai của bạn để được tư vấn cụ thể.

Hiện, chưa có dữ liệu về việc duphaston® có bài tiết cho sữa mẹ hay không. Do đó, chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi chỉ định.

III. Cách dùng Duphaston®

1. Cách dùng thuốc Duphaston® hiệu quả

Duphaston® có sẵn ở dạng viên nén. Uống thuốc với một ly nước đầy, lúc đói hoặc lúc no đều được, nhưng tốt nhất là sau ăn. Có thể mất nửa giờ trước khi bạn cảm nhận được hiệu quả của thuốc.

Lưu ý, không bao giờ nên nghiền nát hoặc nhai viên thuốc mà nên nuốt toàn bộ trừ khi bạn muốn chia viên thuốc thành hai nửa để dễ nuốt. Nhưng cần có thời gian cách đều nhau giữa hai liều.

Nên tiếp tục liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ và không dừng lại dù bạn đã thấy tốt hơn.

2. Bạn nên làm gì khi uống quá liều thuốc Duphaston®?

Quá liều thuốc duphaston® có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn ngủ, chóng mặt hoặc buồn nôn và nôn. Nếu bạn hoặc ai đó uống quá liều thuốc cần gọi ngay cho bác sĩ, nếu trầm trọng hơn hãy gọi Trung tâm Cấp cứu 115 hoặc đến khoa Cấp cứu cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

3. Bạn nên làm gì khi bỏ quên liều thuốc Duphaston®?

Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc này, nên dùng ngay khi nhớ ra. Nhưng nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như lịch trình đã định sẵn. Nên nhớ, không dùng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

IV. Tác dụng phụ Duphaston®

1. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Duphaston®

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Duphaston® bao gồm:

●    Tăng cân bất thường;
●    Phiền muộn;
●    Mất kinh nguyệt;
●    Dòng chảy kinh nguyệt không đều;
●    Dị ứng da;
●    Đau ở vú;
●    Đau bụng;
●    Buồn nôn;
●    Mệt mỏi;
●    Đau bụng;
●    Buồn nôn.

Duphaston®

Nếu các tác dụng phụ này không thuyên giảm hoặc ngày càng tồi tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết.

Một phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng với duphaston là rất hiếm. Tuy nhiên, hãy nhờ trợ giúp y tế ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm:sốt, sưng hạch bạch huyết, phát ban, ngứa/ sưng (đặc biệt là mặt/ lưỡi/ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.

2. Cảnh báo khi dùng thuốc Duphaston®

Chảy máu âm đạo bất thường: Duphaston® không được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân bị chảy máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán. Các xét nghiệm thích hợp nên được thực hiện để loại trừ ung thư trong tất cả các trường hợp chảy máu âm đạo bất thường và kéo dài trước khi điều trị bằng duphaston® được bắt đầu.

Bệnh gan: Duphaston® nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan do tăng nguy cơ xấu đi tình trạng của bệnh nhân. Theo dõi chặt chẽ chức năng gan, điều chỉnh liều thích hợp hoặc thay thế bằng một biện pháp thay thế phù hợp có thể được yêu cầu trong một số trường hợp dựa trên tình trạng lâm sàng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chảy máu âm đạo bất thường do đâu?

V. Lưu ý sử dụng Duphaston®

1. Nên làm gì trước khi dùng thuốc Duphaston®

Trước khi sử dụng duphaston® hãy nói với bác sĩ rằng bạn dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong viên thuốc. Nếu bạn không rõ, hãy hỏi dược sĩ danh sách các thành phần.

Sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng - giảm liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra, trước khi dùng thuốc duphaston®, bạn cũng cần nói với bác sĩ về tiền sử bệnh, bao gồm cả tình trạng chảy máu bộ phận sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán, ung thư, trầm cảm, bệnh gan, kém hấp thu glucose hoặc galactose. Hoặc nếu bạn là trẻ vị thành niên, vì duphaston® không được dùng cho những trường hợp chưa bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

2. Tương tác thuốc Duphaston®

Viên nén duphaston® không được khuyến cáo dùng cùng với các loại thuốc được liệt kê dưới đây vì nó có thể gây ra phản ứng.

●    Nevirapine;
●    Phenytoin;
●    Rifampicin;
●    Griseofulvin;
●    Carbamazepin;
●    Phenobarbital;
●    Ritonavir.

VI. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc Duphaston®

1. Duphaston® có phải là thuốc thay thế cho Progesterone nữ không?

Duphaston® là Progesterone thu được một cách nhân tạo, có chức năng giống hệt như progesterone được hình thành tự nhiên trong cơ thể người phụ nữ.

2. Duphaston® có thể gây ra kinh nguyệt không đều?

Có, việc sử dụng duphaston® có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Một số phản ứng phổ biến gây ra khi sử dụng thuốc này là mất kinh nguyệt, chảy máu kinh nguyệt bất thường và nặng, đau bụng… Gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thuốc này.

3. Nên làm gì khi lỡ dùng thuốc Duphaston® khi hết hạn?

Một liều duphaston® hết hạn có thể không gây ra bất kỳ tác hại nghiêm trọng nào cho cơ thể bạn. Nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn. Nên kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

VI. Cách bảo quản Duphaston®

Nên bảo quản thuốc duphaston® ở nơi khô mát, tránh ánh sáng hoặc độ ẩm quá mức. Không nên đóng băng hoặc làm lạnh thuốc.

Duphaston® nên được tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Phương Nguyên
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình
Nguồn: cashkaro.com, docprime.com, practo.com

Có thể bạn quan tâm

090957****

Ngã xe đập cằm xuống đường, sau 3 tuần sờ thấy cục cứng có tự hết được không?

Nếu em không làm gì hết thì theo thời gian mô chai có thể tự tiêu dần, nhưng khá lâu, cũng có vài trường hợp không tiêu.

Xem toàn bộ

039295****

Ngủ dậy mắt 1 mí thành 2 mí, có đáng lo?

Việc tự nhiên mắt 1 mí chuyển sang 2 mí ít khi là do nguyên nhân bệnh lý, mà chỉ do sức cơ nâng mi bên đó mạnh hơn…

Xem toàn bộ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X