Hotline 24/7
08983-08983

Dùng thuốc tránh thai nội tiết phối hợp đường uống đúng cách để không “vỡ kế hoạch”

Viên uống tránh thai nội tiết phối hợp ngày càng được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn vì hiệu quả tránh thai có thể lên đến 98%. Nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về cách sử dụng và nắm chắc những lưu ý quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn những vấn đề này.

1. Thuốc tránh thai phối hợp là gì?

Viên thuốc tránh thai nội tiết phối hợp hay còn gọi thuốc tránh thai hàng ngày là biện pháp tránh thai tạm thời, chứa 2 loại nội tiết là estrogen và progestin.

Sự kết hợp này sẽ kích thích não “ra tín hiệu” ngăn chặn sự rụng trứng nên không thể xảy ra hiện tượng thụ tinh, đồng thời làm quánh đặc chất nhầy ở cổ tử cung nên tinh trùng khó chui vào tử cung và làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển không thuận lợi để trứng làm tổ.

Dùng thuốc tránh thai nội tiết phối hợp đường uống đúng cách để không “vỡ kế hoạch”

Trên thực tế, qua khảo sát của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, thuốc tránh thai hàng ngày được phụ nữ Việt ưu tiên lựa chọn thứ 2 chỉ sau phương pháp đặt vòng. Trong đó, viên thuốc tránh thai nội tiết phối hợp được dùng phổ biến vì đây là phương pháp đơn giản, không gây cản trở sinh hoạt vợ chồng, có thể mang thai ngay sau khi ngừng sử dụng.

Từ nhiều năm, thuốc đã được chứng minh hiệu quả cao đến khoảng 95-99% nếu dùng đúng cách, những trường hợp sử dụng thất bại thường liên quan đến việc sử dụng sai, đặc biệt là quên uống thuốc hàng ngày.

Bên cạnh đó, khi sử dụng viên uống tránh thai hàng ngày dạng phối hợp còn có tác dụng điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu do hành kinh nhiều hoặc đau bụng kinh dữ dội, giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử dung, , chủ động dời ngày hành kinh, đôi khi còn được ứng dụng trong điều trị triệu chứng bệnh u xơ, lạc nội mạc tử cung.

2. Lỡ quên thuốc, nên làm gì để không “vỡ kế hoạch”?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tránh thai hàng ngày như Rigevidon, Rosina, Regulon, Novynette… được chia thành hai loại vỉ 28 viên và vỉ 21 viên.

Đối với vỉ 21 viên, nếu lần đầu sử dụng thuốc tránh thai phối hợp, bạn nên bắt đầu uống thuốc vào ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu uống viên đầu tiên vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, thì phải dùng kèm bao cao su hoặc kiêng giao hợp trong 7 ngày đầu dùng thuốc của vỉ thuốc đầu tiên. Uống mỗi ngày 1 viên liên tục 21 ngày, sau đó nghỉ 7 ngày rồi tiếp tục uống vỉ thứ 2 kể cả khi có hoặc không có xuất huyết.

Đối với vỉ thuốc 28 viên thì ngoài 21 viên thuốc chứa thành phần tránh thai thì có 7 viên giả dược có chứa đường hoặc sắt. Thuốc được sản xuất có thêm 7 viên giả dược để giúp người uống uống liên tục, không dừng 7 ngày tránh quên uống thuốc. Với loại này, bạn cũng bắt đầu uống vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Mỗi ngày uống 1 viên cho đến hết 28 viên thì sang vỉ tiếp theo. Uống liên tục hết vỉ này đến vỉ khác, không nghỉ.

 Thuốc tránh thai phối hợp là gì?Để tránh quên thuốc tránh thai hàng ngày tốt nhất là uống vào cùng một thời điểm mỗi ngày và vào buổi sáng

Khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày, điều quan trọng nhất là nhớ uống thuốc, tốt nhất là vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Để không quên uống thuốc, bạn có thể đặt chuông báo thức vào giờ cố định hằng ngày, hoặc đặt vỉ thuốc bên cạnh đầu giường để nhắc nhớ mỗi ngày.

Trong trường hợp nếu quên 1 viên và không quá 12 giờ thì cần uống ngay khi nhớ ra và uống viên tiếp theo vào giờ thường lệ. Nếu quên thuốc quá 12 giờ thì cần uống ngay viên bị quên, thậm chí có thể sẽ phải uống 2 viên cùng một lúc, các viên thuốc khác dùng như thường lệ và nên sử dụng thêm biên pháp tránh thai cơ học như bao cao su trong vòng 7 ngày tiếp theo.  Đối với vỉ 21 viên, nếu quên thuốc khi vỉ thuốc đang dùng còn ít hơn 7 viên nên, nên bắt đầu dùng vỉ thuốc tiếp theo sớm nhất ngay khi hết vỉ thuốc đang dùng, không nên nghỉ uống giữa các vỉ thuốc để đảm bảo hiệu quả tránh thai, có thể có xuất huyết lấm tấm hoặc xuất huyết không theo chu kỳ bình thường.

Sau khi quên, nếu thấy mất kinh, chậm kinh (từ 5 ngày trở lên) hoặc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, cần thực hiện test thử thai để kiểm tra.

Nếu bị nôn trong vòng 3-4 giờ sau khi uống thuốc, xử trí như trường hợp quên uống một viên trong vòng 12 giờ, uống ngay một viên tiếp theo. Nếu liên tục bị nôn (hoặc tiêu chảy), cần sử dụng đồng thời các biện pháp tránh thai cơ học như bao cao su.

Mặc dù không quy định giờ uống tối ưu cho thuốc viên tránh thai dạng phối hợp. Tuy nhiên, tốt nhất nên uống vào buổi sáng, để trong trường hợp quên thuốc thì có thể bù một viên vào buổi chiều hoặc tối cùng ngày. Để tránh buồn nôn, có thể sử dụng thuốc tránh thai với thức ăn hoặc sữa.

Nếu muốn thay đổi giờ uống thuốc, nên bắt đầu thay đổi khi uống một vỉ thuốc mới (luôn thay đổi theo hướng tiến thời gian lên) với khoảng thời gian trì hoãn không vượt quá 12 giờ.

Khi ra nước ngoài và có sự chênh lệch múi giờ, nên tiếp tục uống thuốc theo múi giờ của nước mình. Trong trường hợp không thể thực hiện được có thể thay đổi giờ uống thuốc, nên uống sớm hơn bình thường và không được uống muộn quá 12 giờ.

Trong vòng từ 1 - 3 tháng từ khi uống viên thuốc ngừa mang thai phối hợp đầu tiên, chị em có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như giảm ham muốn tình dục, buồn nôn và nôn, rau máu trước kỳ kinh, đau tức ngực. Các tác dụng phụ này đa phần sẽ giảm dần trong vòng vài tuần đầu sau khi uống thuốc và sẽ hết hoàn toàn trong khoảng 3 tháng sử dụng thuốc.

Ai không nên dùng thuốc tránh thai nội tiết phối hợp đường uống?Thuốc tránh thai nội tiết phối hợp không phù hợp với người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, trên 35 tuổi có hút thuốc lá…

3. Ai không nên dùng thuốc tránh thai nội tiết phối hợp đường uống?

Lưu ý nếu có tiền sử hoặc đang mắc những bệnh lý nội khoa như: bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường không kiểm soát, tiền sử đau nửa đầu, bệnh gan, bệnh lý thuyên tắc mạch máu…, đồng thời nếu là phụ nữ trên 35 tuổi hút thuốc lá hơn 15 điếu/ngày thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các biện pháp ngừa thai một an cách an toàn.

Mặt khác, trước khi sử dụng thuốc ngừa thai phối hợp dạng uống, bạn nên liệt kê với dược sĩ hoặc bác sĩ danh sách các loại thuốc điều trị bệnh lý khác, kể cả vitamin và thảo dược để tránh tương tác, thay đổi hiệu lực của thuốc. Chẳng hạn như thuốc chống lao (rifampicin); thuốc chống động kinh (hydantoin, phenobarbital, carbamazepin); kháng sinh penicillin, tetracyclin; các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng; các thuốc chống tăng huyết áp; Cimetidin; Promethazin; Vitamin C…

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X