Hotline 24/7
08983-08983

DSA: Thủ thuật “vàng” trong điều trị đột quỵ

Hiện nay cộng đồng thường nghe nói đến công nghệ mới trong can thiệp đột quỵ bằng DSA (lấy huyết khối, lấy cục máu đông trong não). Giải pháp này hiệu quả thế nào?

DSA là gì?

Theo TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh và mạch máu não TPHCM, DSA là chữ viết tắt của: Digital Subtraction Angiography có nghĩa là chụp mạch máu xóa nền. Đây là thiết bị với công nghệ tiên tiến để thực hiện phương pháp chẩn đoán hình ảnh kết hợp giữa việc chụp X-quang và xử lý số sử dụng thuật toán để xóa nền trên hai hình ảnh thu nhận được trước và sau khi tiêm chất cản quang vào cơ thể người bệnh, nhằm mục đích thấy rõ hơn các thương tổn, bệnh lý mạch máu trước khi chỉ định can thiệp mạch.

Hệ thống DSA gồm 4 thành phần: (1) phát tia X, (2) thu nhận hình ảnh, (3) xử lý hình ảnh số và (4) hiển thị hình ảnh. Trung tâm là bộ xử lý hình ảnh số (digital image processing system).

Ban đầu máy sẽ chụp hình ảnh khi chưa tiêm thuốc cản quang. Sau khi chất cản quang được tiêm vào mạch máu qua ống thông (catheter) luồn qua da vào động mạch đùi qua da, máy sẽ ghi hình ảnh động chất cản quang đi trong mạch máu trong một đơn vị thời gian cài đặt sẵn. Bộ phận xử lý hình ảnh sẽ lấy ảnh khi chưa có cản quang làm ảnh nền (mask image) và tiến hành loại trừ ảnh nền này với ảnh thu được sau khi bơm chất cản quang để làm rõ hệ thống mạch máu cần khảo sát.

Có thể nói, DSA là thủ thuật “vàng” trong chẩn đoán hình ảnh bệnh lý mạch máu trên thế giới.

“Đặc biệt với phương pháp can thiệp DSA các bác sĩ có thể xử lý những bệnh lý phức tạp mà các phương pháp điều trị khác không thực hiện được. Đặc biệt là trong xử lý đột quỵ hiện nay. Phương pháp can thiệp DSA có thể lấy cục máu đông trên não trong khoảng "thời gian vàng" cho các tắc nghẽn mạch máu lớn.

Sau 12 năm triển khai kỹ thuật này tại khu vực phía Nam - TPHCM các bác sĩ đã cứu sống hàng nghìn trường hợp bệnh mạch máu não - đột quỵ. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn các bác sĩ sẽ luồn các ống thông theo đường động mạch đùi đi đến các mạch máu trên não hoặc các cơ quan khác để điều trị các nơi tắc nghẽn hoặc mạch máu bị vỡ mà không cần phải phẫu thuật như trước đây” - BS Cường cho biết.

TS.BS Trần Chí Cường cùng các đồng nghiệp can thiệp thành công ca bệnh nhân bị dị dạng mạch máu khổng lồ trong tình trạng nguy cấp tại BV Thống Nhất


Khi nào cần can thiệp nội mạch qua hệ thống DSA?

Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên, trên thực tế, đột quỵ thiếu máu não là dạng đột quỵ thường gặp hơn chiếm khoảng 80% các trường hợp, còn đột quỵ xuất huyết não chiếm khoảng 20%.

Để chẩn đoán được xuất huyết hay nhồi máu thông qua thiết bị CT-Scan là đủ. Trong chữa trị đột quỵ hiện nay có nhiều biện pháp, nhưng chủ yếu là điều trị bằng thuốc, can thiệp nội mạch và phẫu thuật.

Theo BS Cường, đối với tắc mạch máu nhỏ trong 4,5 giờ đầu có thể sử dụng biện pháp tiêu sợi huyết tĩnh mạch (bơm thuốc vào mạch máu để làm tan cục máu đông). Tuy nhiên hướng điều trị này có hạn chế trong trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch lớn, (ghi nhận trong trường hợp này hiệu quả điều trị chỉ đạt khoảng 10%). Hướng điều trị tiêu sợi huyết còn có một hạn chế nữa là gây ra nguy cơ xuất huyết não sau khi dùng thuốc, nguy cơ này lên đến 6%.

Trường hợp bị đột quỵ nặng có máu bầm trong não, hay bị phình mạch máu não cần can thiệp phẫu thuật. Hạn chế của phương pháp này là nguy cơ tổn thương thần kinh khá cao, có thể tàn phế sau phẫu thuật, tình huống nặng nhất là tử vong.

“Ghi nhận trong những trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn động mạch lớn, trong vòng 6 giờ đầu, cần chuyển bệnh nhân đến phòng can thiệp nội mạch DSA. Máy DSA có thể chụp được mạch máu não tái tạo theo không gian 3 chiều, công nghệ dẫn đường 3D (3D Roadmap), chụp được CT trên máy DSA với độ phân giải cao. Với bác sĩ có tay nghề cao, đã được đào tạo can thiệp nội mạch, ứng dụng phương pháp can thiệp nội mạch cấp cứu tái thông động mạch cho hiệu quả tái thông đến 80%, hiệu quả lâm sàng tốt hơn so với dùng thuốc tiêu sợi huyết.

Với kết quả khả quan này hội đột quỵ Hoa Kỳ đã đưa phương pháp can thiệp nội mạch vào phác đồ điều trị đột quỵ não cấp trong 6 giờ đầu, cho trường hợp tắc động mạch lớn, phác đồ này hiện nay cũng đang được triển khai trên toàn thế giới” - BS Cường cho biết.

TS.BS Trần Chí Cường là chuyên gia tư vấn quen thuộc của bạn đọc AloBacsi
- Nhằm giải tỏa nỗi lo về căn bệnh đột quỵ và mang đến những giải pháp tối ưu nhất hỗ trợ điều trị bệnh lý này, vào thứ 7, ngày 7/4/2018, tại Sài Gòn Hall - khách sạn Kim Đô (133 Nguyễn Huệ, Q.1, TPHCM), TS.BS Trần Chí Cường, chủ tịch Hội can thiệp thần kinh và mạch máu não TPHCM sẽ trực tiếp giao lưu cùng khán giả qua chương trình y học "HLP Solvent - Kinh nghiệm phòng ngừa đột quỵ từ Nhật Bản”.

- Đây là cơ hội hiếm có để bạn được gặp gỡ với vị bác sĩ “hot” nhất trong ngành thần kinh học - TS.BS Trần Chí Cường và ông Shuji Yoshihara - giám đốc điều hành công ty Nikko Yakuhin.

- Không chỉ được tiếp cận với những kiến thức quý giá, bạn đọc còn được nhận những phần quà hấp dẫn từ ban tổ chức như nấm mỡ Nhật Bản, đo huyết áp, phiếu tư vấn sức khỏe miễn phí về tim mạch, đột quỵ...

- Trong chương trình đặc biệt này, AloBacsi dành tặng bạn đọc 100 tấm vé tham dự. Hãy nhanh tay đăng ký ngay và gửi về email alobacsi@gmail.com hoặc qua hotline 08983 08983 - 0943 450 224!


Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X