Hotline 24/7
08983-08983

Virus SARS-CoV-2 có tuổi thọ bao lâu, tự hủy diệt trong môi trường nào?

Câu hỏi

Ngoài môi trường, SARS-CoV-2 có thể tồn tại bao lâu ạ? Nếu em nhận hàng online thì liệu có nguy cơ lây nhiễm? Em cảm ơn. (Hoàng Long - Hà Nội)

Trả lời

SARS-CoV-2 có đặc tính chung của dòng này là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Virus SARS-CoV-2 đang được nghiên cứu trên khắp thể giới để trả lời cho câu hỏi chúng có thể sống trên bề mặt các chất liệu trong bao lâu và trong điều kiện thế nào? Tựu chung lại, nhiều nhà khoa học cho rằng môi trường lạnh và khô (độ ẩm thấp) thì virus càng sống lâu.

Theo Daily Mail, các nhà khoa học ở Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) phát hiện SARS-CoV-2 vẫn có thể tồn tại với “mức độ đáng kể” trên lớp ngoài cùng của khẩu trang y tế sau 7 ngày. Tuy nhiên, nếu khẩu trang được vệ sinh bằng các chất tẩy rửa thông thường thì virus sẽ biến mất sau 5 phút.

Họ cũng phát hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp ở 4 độ C, SARS-CoV-2 có thể tồn tại ổn định trong thời gian dài, lên đến một tháng. Ở nhiệt độ phòng 22-25 độ C, độ ẩm 40-50%, virus sống khoẻ tới 5 ngày, sau đó sẽ giảm từ từ. Đây là nhiệt độ và độ ẩm điển hình của một căn phòng có điều hoà nhiệt độ.

nhiệt độ vừa phải 28-33 độ C, độ ẩm không ảnh hưởng tới virus đáng kể, có thể sống trong môi trường tới 4-5 ngày. Còn trong điều kiện nhiệt độ 37 độ C, tương đương thân nhiệt con người và độ ẩm đạt tới 80-90%, mật độ SARS-CoV-2 sẽ giảm dần và bị xóa sổ hoàn toàn sau 24 giờ, nếu độ ẩm đạt tới 95%, chúng sẽ giảm nhanh hơn nữa.

Các nhà khoa học ở Đại học Hồng Kông chỉ rõ, nhiệt độ càng cao, SARS-CoV-2 chết càng nhanh. Chúng chỉ sống được 30 phút ở 56 độ C và 5 phút ở 70 độ C.

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, SARS-CoV có thể tồn tại tới 3-4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, kim loại, da; 4-5 ngày trong nước bọt và chất thải của bệnh nhân.

Trong khi đó, các nghiên cứu ở Mỹ phát hiện, SARS-CoV-2 không còn sống trên bề mặt giấy các tông sau 24 giờ. SARS-CoV-2 cũng chỉ có thể sống trong 3 giờ trên bề mặt giấy lụa và các loại giấy in, chẳng hạn như giấy báo. Theo Daily Mail, các chuyên gia tin rằng nguy cơ lây nhiễm bệnh qua các bề mặt như kiện hàng gói bằng giấy các tông hay giấy in là thấp.

Tuy nhiên người sống ở vùng nhiệt độ cao không nên chủ quan, cần thường xuyên lau chùi bề mặt tiếp xúc. Virus "không tự bay" từ bề mặt tiếp xúc lên vùng mũi miệng, tất cả đều thông qua bàn tay người nên cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước diệt khuẩn.

Giải thích lý do ở những vùng nắng nóng nhưng bệnh nhân vẫn lây nhiễm bệnh, các chuyên gia cho rằng khi thời tiết nắng nóng, con người trở nên lười vận động hơn, ít rửa tay, thường có xu hướng sử dụng điều hòa nhiệt độ nhiều. Cùng với đó là tình trạng tiếp xúc gần trong máy lạnh ở không gian văn phòng, quán xá, hội thảo, máy bay, hoặc nhiều gia đình chỉ bật điều hòa ở một phòng rồi vào sử dụng chung... dễ phát tán virus cho nhau.

Mời xem thêm các bài viết cùng chủ đề COVID-19 TẠI ĐÂY.

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể người qua những con đường nào?

Những triệu chứng nào cảnh báo bạn có khả năng mắc COVID-19?

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X