Em rất hay quên, phải làm sao BS ơi?
Câu hỏi
Thưa BS, Em có tính hay quên. Ví dụ như hôm qua đã đưa một mẩu giấy cho người ta, mà không có người nhận ở đó, rồi sau đó không nhớ gì nữa. khi người khác hỏi lại em cũng không nhớ là hôm qua đã để trên bàn người nhận rồi hay là trả lại cho người gửi nữa. Mặc dù đã áp dụng nhiều hình thức ghi nhớ, nhưng mấy chi tiết lặt vặt đó thì không thể nào nhớ lại. Xin hỏi AloBacsi, có cách nào giúp bộ não em ổn định hơn, sắp xếp có thứ thứ tự hơn được không? Xin cảm ơn BS. (Võ Tấn Kiệt - Q.7, TPHCM)
Trả lời
Trước hết bạn nên cung cấp thêm nhiều dữ liệu để BS chẩn đoán chính xác hơn vì ngoài triệu chứng hay quên thì bạn có kèm thêm triệu chứng, bệnh lý khác hay không, có bị rối loạn lo âu hay stress không, bạn bao nhiêu tuổi, đang làm công việc gì... Dựa trên những thông tin đầy đủ, BS sẽ có lời tư vấn cũng như chẩn đoán chính xác hơn vì từng lứa tuổi mà có những biểu hiện rối loạn bệnh lý khác nhau.
Nếu bạn còn đang ở trong độ tuổi từ 20-30 tuổi, đang sinh hoạt bình thường, có công việc tốt thì thể hiện bệnh lý khác nhau và chẩn đoán khác nhau.
Còn nếu bạn từ 45 tuổi trở lên thì có những biểu hiện, bệnh lý, chẩn đoán khác nhau. Đối với người lớn tuổi thì đó là biểu hiện sa sút về tâm thần. Trong quy chuẩn chẩn đoán ICD10 (bảng phân loại bệnh lý quốc tế) có quy định ở cột mốc 65 tuổi, nếu xảy ra trước 65 tuổi thì đó là tình trạng sa sút tâm thần sớm còn sau 65 tuổi là sa sút tâm thần muộn. Nên việc chẩn đoán bệnh lý của bạn một các chính xác cần phải thêm nhiều dữ liệu mới có thể chẩn đoán được.
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình