Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Cảm giác nặng ngực khi nằm, do phổi hay dạ dày?
Câu hỏi
Chào BS Lan Hương, Em là nam năm nay 25 tuổi, không hút thuốc. Em muốn hỏi BS là trào ngược dạ dày có gây khó thở ra không, tại em chỉ bị khó thở ra thôi. Khi em nằm xuống thấy nặng ngực lắm, không biết cảm giác nặng ngực đó là do dạ dày hay là do phổi thưa BS? Em đã đi khám chụp X-quang và đo chức năng hô hấp. BS bảo là em bị hen phế quản nhưng em không có lên cơn hen nặng, mà lúc nào cảm giác khó thở cũng có, nằm xuống là bị mà chỉ cần ngồi dậy là đỡ. Em bị vậy đã 3 tháng nay rồi, em muốn hỏi là tình trạng khó thở của em là do hen hay là bệnh gerd vậy thưa BS? Và điều trị phải làm sao mới hợp lý? Cám ơn BS nhiều. (Giàu - rich_moon…@yahoo.com)
Trả lời
Chào em,
Đo chức năng hô hấp là xét nghiệm rất đáng tin cậy để chẩn đoán các bệnh lý về hô hấp, trong đó có hen phế quản. Kết hợp giữa triệu chứng khó thở chủ yếu ở thì thở ra, kèm kết luận của bác sĩ sau khi đã chụp X-quang phổi và đo chức năng hô hấp cho em, thì khả năng em thật sự có hen phế quản là khá cao.
Nếu như cơn khó thở xuất hiện lúc nửa đêm gần sáng, khi em gắng sức nhiều, khi em tiếp xúc nhiều với khói bụi hay phấn hoa... và cơ địa em dễ dị ứng thì khả năng em bị hen phế quản gần như là 100%.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay tên viết tắt là GERD, là một bệnh lý góp phần làm nặng thêm bệnh hen phế quản, làm tần suất xuất hiện cơn hen nhiều lên, đặc biệt khi nằm đầu thấp. Bệnh hen phế quản mà để lên cơn hen nặng phải nhập viện cấp cứu là bệnh đã khá nặng rồi. Do đó, hiện giờ em chưa lên cơn hen nặng nào cả nhưng lúc nào cũng cảm thấy khó thở, thì em cần phải điều trị bệnh ngay từ thời điểm này rồi.
Việc điều trị thuốc sẽ do bác sĩ trực tiếp khám và điều trị cho em quyết định. Ở đây, chúng tôi chỉ khuyên em những lời khuyên về các phương pháp điều trị không dùng thuốc mà thôi. Đối với GERD, em nên hạn chế ăn thức ăn chua cay, nhiều gia vị, dầu mỡ, nước có gas, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, cafe, nên nằm đầu cao.
Đối với hen phế quản, em cần kiểm soát môi trường xung quanh tốt, tránh khói bụi ô nhiễm, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ ấm cơ thể, chích ngừa vaccine cúm và phế cầu, không hút thuốc lá, uống nhiều nước, tập thể dục từ mức độ nhẹ để tăng cường sức đề kháng, em nhé.
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình