Dị tật thông liên thất: Những điều cần biết
Thông liên thất còn được biết đến là một loại dị tật của vách liên thất - vách ngăn giữa 2 buồng tim ở dưới (2 tâm thất). Dị tật này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên vách liên thất.
Có hai loại thông liên thất. Lỗ thông nhỏ có thể tự đóng mà không cần điều trị và sẽ không gây nên bất kì ảnh hưởng kéo dài nào. Lỗ thông không tự đóng sẽ cần can thiệp sửa chữa bằng phẫu thuật.
Theo Viện sức khỏe Hoa Kỳ, thông liên thất là một trong những dị tật tim phổ biến nhất.
Triệu chứng
Ở một số trẻ, thông liên thất có thể không biểu hiện bất kì triệu chứng gì. Nếu lỗ thông nhỏ thì nó sẽ không gây ra dấu hiệu nào.
Nếu triệu chứng xuất hiện thì nó thường bao gồm:
- Khó thở
- Thở nhanh
- Màu sắc da xanh xao
- Thường xuyên bị viêm đường hô hấp
- Tím da, đặc biệt là ở quanh môi và móng tay
Nó cũng thường khiến trẻ khó tăng cân và hay bị vã mồ hôi khi bú. Tất cả những triệu chứng này đều có thể rất nguy hiểm, nếu trẻ phát triển bất kì triệu chứng nào kể trên, bạn hãy cho bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra thông liên thất là dị tật tim bẩm sinh. Một số trẻ sinh ra với lỗ thông ở tim nhưng có thể không gây ra triệu chứng nào trong nhiều năm cho đến khi được chẩn đoán.
Nguyên nhân hiếm gặp gây ra thông liên thất là chấn thương mạnh bằng vật cùn vào ngực. Ví dụ như một tai nạn ô tô nghiêm trọng với lực mạnh, trực tiếp, hoặc những chấn thương lặp lại ở ngực có thể gây thông liên thất.
Yếu tố nguy cơ
Thông liên thất thường đi kèm với các dị tật bẩm sinh khác. Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh khác cũng làm tăng nguy cơ bị thông liên thất.
Những yếu tố nguy cơ đặc biệt của thông liên thất bao gồm là người châu Á, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh, và các rối loạn di truyển khác, ví dụ như hội chứng Down.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ nghe tim bằng ống nghe, khai thác tiền sử bệnh và làm một số xét nghiệm như:
- Siêu âm tim
- Siêu âm tim qua thực quản: gây tê thực quản và đưa một ống nhỏ có gắn thiết bị siêu âm qua họng, xuống thực quản và tiến gần tim.
- Chụp MRI tim
Điều trị
Chờ đợi và theo dõi
Nếu lỗ thông nhỏ và không gây ra bất kì triệu chứng nào, bác sĩ có thể khuyên bạn chờ đợi và theo dõi nếu dị tật có thể tự sửa chữa. Bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận sức khỏe của bạn hoặc trẻ để chắc chắn bệnh được cải thiện.
Phẫu thuật
Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật được yêu cầu để sửa chữa tổn thương. Hầu hết những phẫu thuật để sửa chữa tổn thương thông liên thất là phẫu thuật tim hở. Bạn sẽ được gây mê và đặt một máy tim phổi. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở ngực và tìm vá lỗ thông liên thất.
Thủ thuật thông tim đưa một ống nhỏ từ mạch máu ở đùi và luồn đến tim để vá lỗ thông.
Các phương pháp phẫu thuật khác có thể phối hợp hai thủ thuật này.
Nếu lỗ thông lớn, bạn có thể cần sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng trước khi phẫu thuật như: digoxin và lợi tiểu.
Tiên lượng
Những trẻ có lỗ thông nhỏ và không có triệu chứng, bác sĩ sẽ theo dõi trẻ cho đến khi lỗ thông tự đóng và họ cũng cần đảm bảo các triệu chứng không phát triển.
Phẫu thuật có tỉ lệ thành công cao và có hiệu quả trong thời gian dài. Thời gian hồi phục tùy thuộc vào kích thước của lỗ thông cũng như những vấn đề về sức khỏe và tim mạch kèm theo.
Theo Viện sức khỏe Hoa Kỳ, thông liên thất là một trong những dị tật tim phổ biến nhất.
Triệu chứng
Ở một số trẻ, thông liên thất có thể không biểu hiện bất kì triệu chứng gì. Nếu lỗ thông nhỏ thì nó sẽ không gây ra dấu hiệu nào.
Nếu triệu chứng xuất hiện thì nó thường bao gồm:
- Khó thở
- Thở nhanh
- Màu sắc da xanh xao
- Thường xuyên bị viêm đường hô hấp
- Tím da, đặc biệt là ở quanh môi và móng tay
Nó cũng thường khiến trẻ khó tăng cân và hay bị vã mồ hôi khi bú. Tất cả những triệu chứng này đều có thể rất nguy hiểm, nếu trẻ phát triển bất kì triệu chứng nào kể trên, bạn hãy cho bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra thông liên thất là dị tật tim bẩm sinh. Một số trẻ sinh ra với lỗ thông ở tim nhưng có thể không gây ra triệu chứng nào trong nhiều năm cho đến khi được chẩn đoán.
Nguyên nhân hiếm gặp gây ra thông liên thất là chấn thương mạnh bằng vật cùn vào ngực. Ví dụ như một tai nạn ô tô nghiêm trọng với lực mạnh, trực tiếp, hoặc những chấn thương lặp lại ở ngực có thể gây thông liên thất.
Yếu tố nguy cơ
Thông liên thất thường đi kèm với các dị tật bẩm sinh khác. Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh khác cũng làm tăng nguy cơ bị thông liên thất.
Những yếu tố nguy cơ đặc biệt của thông liên thất bao gồm là người châu Á, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh, và các rối loạn di truyển khác, ví dụ như hội chứng Down.
Chẩn đoán
- Siêu âm tim
- Siêu âm tim qua thực quản: gây tê thực quản và đưa một ống nhỏ có gắn thiết bị siêu âm qua họng, xuống thực quản và tiến gần tim.
- Chụp MRI tim
Điều trị
Chờ đợi và theo dõi
Nếu lỗ thông nhỏ và không gây ra bất kì triệu chứng nào, bác sĩ có thể khuyên bạn chờ đợi và theo dõi nếu dị tật có thể tự sửa chữa. Bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận sức khỏe của bạn hoặc trẻ để chắc chắn bệnh được cải thiện.
Phẫu thuật
Ở những trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật được yêu cầu để sửa chữa tổn thương. Hầu hết những phẫu thuật để sửa chữa tổn thương thông liên thất là phẫu thuật tim hở. Bạn sẽ được gây mê và đặt một máy tim phổi. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở ngực và tìm vá lỗ thông liên thất.
Thủ thuật thông tim đưa một ống nhỏ từ mạch máu ở đùi và luồn đến tim để vá lỗ thông.
Các phương pháp phẫu thuật khác có thể phối hợp hai thủ thuật này.
Nếu lỗ thông lớn, bạn có thể cần sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng trước khi phẫu thuật như: digoxin và lợi tiểu.
Tiên lượng
Những trẻ có lỗ thông nhỏ và không có triệu chứng, bác sĩ sẽ theo dõi trẻ cho đến khi lỗ thông tự đóng và họ cũng cần đảm bảo các triệu chứng không phát triển.
Phẫu thuật có tỉ lệ thành công cao và có hiệu quả trong thời gian dài. Thời gian hồi phục tùy thuộc vào kích thước của lỗ thông cũng như những vấn đề về sức khỏe và tim mạch kèm theo.
Theo BS Thanh Thanh - Viện Y ứng dụng Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình