Đã rửa sạch vết thương chó cắn thì có cần tiêm phòng dại nữa không?
Thông thường thì bị chó cắn không gây nhiều nguy hiểm nhưng nếu con chó mang trong mình mầm bệnh dại thì những vết cắn đấy rất nguy hiểm. Chỉ cần những tổn thương ngoài da cũng có thể khiến người bị chó dại cắn bị lây bệnh dại.
Ảnh minh họa - nguồn Internet
Bạn em bị chó ở công ty cắn nhưng chỉ xước nhẹ, rướm máu, nặn máu chảy 1 xíu, hơi rát 1 tí rồi hết, không sưng. Sau khi bị cắn bạn đã rửa nước sạch. Cho em hỏi vậy có cần tiêm ngừa không ạ. Em cảm ơn !
Trả lời:
Chào em,
Khi bị chó cắn trực tiếp, tạo nên những vết thương trực tiếp trên da rồi thì hình thành nguy cơ lây nhiễm virus dại từ loại động vật này trong trường hợp chó bị nhiễm virus. Trong trường hợp bị chó cắn có hai loại là chó dại và chó bình thường, chó bình thường cắn thì ít nguy hiểm hơn còn chó dại thì cực kỳ nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời và đúng cách. Chính vì vậy việc theo dõi chó dại cắn sau thời gian bị cắn là hết sức quan trọng để xác định chó có bị nhiễm dại hay không. Nếu có thì phải lập tức tiêm vắc xin, nếu không thì không cần thiết tiêm vắc xin dại.
Trong trường hợp này của bạn em, vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương. Chó có thể theo dõi được thì chưa cần tiêm phòng vội. Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng bảo bạn em đi tiêm vacxin phòng dại càng sớm càng tốt. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường thì bạn em sẽ không cần phải đi tiêm phòng dại nữa.
Nếu các em không theo dõi mà bạn em đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Trong trường hợp đó bạn em sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>> Bị chó cắn, trường hợp nào cần phải lập tức đi tiêm phòng bệnh dại?
>> Bị chó cắn bầm tím da, có phải tiêm ngừa dại không?
- Làm sạch vết thương: Điều quan trọng hàng đầu là làm sạch vết thương do chó cắn. Vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không nên chà xát mạnh.
- Dùng thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
- Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, cần giơ cao vùng bị thương của người bị nạn lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.
- Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này, đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.
Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia cần dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
- Tiêm phòng dại
Ngay sau khi bị chó dại cắn, bạn cần đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào.
Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết…hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Để phòng chống bệnh dại, các chuyên gia y tế khuyến cáo:
- Người dân hạn chế nuôi chó, mèo, nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo hướng dẫn của Thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo đặc biệt là khi chúng đang ăn.
- Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
- Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần ( ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.
- Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.
- Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình