Hotline 24/7
08983-08983

Bị chó cắn bầm tím da, có phải tiêm ngừa dại không?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, mẹ em bị chó cắn, chủ nói chó đã được tiêm phòng, vết cắn không bị chảy máu chỉ bầm tím, thoa dầu một lát thì vết bầm giảm đi. Một lát sau thì mẹ em lại khạc đờm ra máu. Như vậy có sao không ạ? Có cần phải đi tiêm phòng không bác sĩ?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thứ nhất, Vi rút dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành, do đó trường hợp mẹ em bị chó cắn nhưng chỉ để lại vết hằn trên da, da không trầy xước không chảy máu, bôi dầu không rát chứng tỏ da không bị tổn thương thì mẹ em không có nguy cơ bị nhiễm dại (ngay cả khi chủ chó nói không thật về việc tiêm ngừa), và vì thế không cần phải tiêm phòng, em có thể theo dõi con chó đó, sau 10 ngày nó còn sống chắc chắn nó không bị dại.

Thứ hai, thời gian ủ bệnh dại trung bình từ 10 ngày đến 2 năm sau khi bị chó dại cắn, do đó mới bị chó cắn vài phút vài giờ mà mẹ em khạc đờm ra máu thì đảm bảo chuyện khạc đàm ra máu này không có liên quan gì đến bệnh dại (nếu có) được, phải là nguyên nhân khác gây ra, hay nói cách khác là mẹ em đang bệnh từ trước khi bị chó cắn rồi, và cần khám chuyên khoa Hô hấp để xác định nguyên nhân gây ho khạc ra máu.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Cách sơ cứu khi bị chó cắn:

- Làm sạch: điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.

Khi bị chó cắn cần nhanh chóng rửa vết thương bằng xà phòng diệt khuẩn

- Thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

- Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.

- Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.

Trong trường hợp nếu vết thương sâu và trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X