Hotline 24/7
08983-08983

Đá phải kim tiêm có bị lây HIV không?

Nếu bị kim tiêm và vật nhọn đâm rách da, gây chảy máu, thì ngoài đi tiêm phòng uốn ván, nạn nhân có cần đi xét nghiệm HIV không?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Hôm trước tôi bị viêm họng và đi tiêm ở tại phòng khám của bác sĩ công tác ở trạm xá. Do bất cẩn nên tôi đã đá chân vào một kim tiêm cạnh thùng rác nơi để giác thải sau tiêm và có bị chảy máu. Tôi rất hoang mang lo sợ không biết mình có bị lây nhiễm HIV không? Và khi không sống ở trong môi trường cơ thể thì HIV sống được bao lâu bên ngoài? Mong chương trình tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Chào bạn!

Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn về việc HIV sống ngoài tế bào, cụ thể là ở kim tiêm, được khoảng bao lâu như sau:

HIV là virus, sống nội bào, khi ra khỏi tế bào, thời gian sống của chúng tính bằng giờ. Có thể nói là nếu không có máu, virus HIV có thể tồn tại khoảng vài giờ trong môi trường rồi chết đi. Nếu trong môi trường có máu, thời gian này có thể kéo dài đến khoảng một tuần.

Với trường hợp của bạn, bạn có thể quan sát xem kim tiêm đó còn mới hay đã cũ rỉ. Nếu không bạn nên hỏi bác sĩ ở nơi đó xem kim tiêm đó đã được sử dụng lâu chưa bởi thông thường giác thải y tế tại nhà như vậy người ta không để lâu mà thường được xử lý ngay sau ngày làm việc.

Và điều nữa là kim tiêm đó nếu là kim tiêm đã tiêm cho người bị nhiễm HIV thì bạn  hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm và ngược lại.  Bạn có thể đi xét nghiệm PCR - HIV sau 3 tuần từ khi bạn đụng phải kim tiêm. Sau đó 3 tháng bạn có thể xét nghiệm máu lại một lần nữa để khẳng định. Tuy nhiên thì kết quả PCR - HIV cũng khá chính xác rồi.

Bạn cũng không nên quá lo lắng .Vì trên thực tế, tỷ lệ lây nhiễm HIV cho một lần bị kim đâm là rất thấp. Hơn nữa không phải kim tiêm nào cũng có dính máu HIV nên nguy cơ lây nhiễm càng khó xảy ra.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Đạp phải kim tiêm, em sợ bị HIV?

>> Bị sốt, đau nhức tay sau khi đạp phải kim tiêm, có phải em bị HIV?

 

Khi bị kim hay vật sắc nhọn đâm vào chân tay gây chảy máu, trước tiên, cần rút các vật trên ra khỏi vết thương của nạn nhân, rồi bóp mạnh vết thương để đẩy máu và các chất bẩn ra ngoài. Tiếp theo, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, rồi sát khuẩn vết thương bằng cồn hoặc cồn có iốt.

Đưa bệnh nhân đến cơ quan y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván, sau đó, đến trung tâm điều trị ngoại trú nhiễm HIV hoặc trung tâm bệnh nhiệt đới để được hướng dẫn cụ thể. Với vật “gây án”, quan sát vật càng kỹ càng tốt, xem vật đó có cũ, bẩn, gỉ sét hay có dính máu hay không. Tốt nhất là đem vật gây thương tích đi cùng đến bệnh viện để giúp thầy thuốc nắm chắc tình trạng bệnh hơn.

Thường thì khi bị kim tiêm hay vật có dính máu đâm, nạn nhân sẽ phải làm xét nghiệm tầm soát nhiễm HIV ngay sau khi xảy ra tai nạn, sau 4 - 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Sau 6 tháng, nếu xét nghiệm âm tính thì bệnh nhân không nhiễm HIV do tai nạn này. Những người này cũng phải tiêm phòng thêm viêm gan b, C.

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X