CT phổi liều thấp giúp phát hiện ung thư sớm: Ai nên thực hiện và khi nào?
Ung thư phổi là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, nhưng hoàn toàn có thể phát hiện sớm nếu được tầm soát đúng cách. BS Bùi Lê Nhật Tiên (Phòng khám Bernard) chia sẻ các thông tin quan trọng về nhóm nguy cơ, hiệu quả của chụp CT phổi liều thấp, quy trình tầm soát và những hiểu lầm thường gặp như: “bỏ thuốc lá rồi thì không cần tầm soát” hay “chụp X-quang là đủ”.
1. CT phổi liều thấp được khuyến nghị rộng rãi cho nhóm có nguy cơ ung thư phổi
Xin hỏi BS, hiện nay trên thế giới có những phương pháp tiên tiến nào có thể tầm soát ung thư phổi, phát hiện sớm bệnh?
BS Bùi Lê Nhật Tiên - Chuyên khoa Y học dự phòng, Nội Tổng quát - Phó Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Phòng khám Bernard trả lời: Những tổn thương ung thư phổi giai đoạn sớm có thể không gây ra một triệu chứng gì. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi khối u đã lớn lên, có di căn.
Thứ hai, tốc độ phát triển từ khi vùng tổn thương cực kỳ nhỏ, chỉ khoảng một vài milimet đến lúc trở thành khối u có thể xâm lấn và di căn là cực kỳ nhanh.
Vì thế, theo khuyến cáo, ở những nhóm có nguy cơ sẽ cần theo dõi trong 1 năm. Đối với nhóm nguy cơ cao hơn hoặc tổn thương đã nghi ngờ phải rút ngắn thời gian theo dõi hơn nữa. Đặc biệt cần tầm soát ung thư phổi cho những người có hút thuốc lá bằng cách chụp CT phổi liều thấp (LDCT) hằng năm.
LDCT có thể phát hiện ung thư phổi sớm, từ đó giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này.
2. Dù đã bỏ thuốc lá rồi, vẫn nên tầm soát ung thư phổi
Đâu là nhóm được khuyến cáo tầm soát ung thư phổi định kỳ? Tần suất tầm soát có sự khác biệt giữa các nhóm người trẻ tuổi với người lớn tuổi; người không hút thuốc lá với người có hút thuốc lá hoặc người đã cai thuốc không, thưa BS?
BS Bùi Lê Nhật Tiên trả lời: Tầm soát ung thư phổi luôn được thực hiện bằng LDCT. Trước đầy, các hiệp hội về ung thư, đặc biệt ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khuyến nghị cho những người từ 55 - 74 tuổi và hút thuốc lá từ 30 gói/năm (đang hút hoặc đã bỏ thuốc lá trong 15 năm đổ lại).
Đơn vị tính gói/năm được tính bằng cách nhân số gói thuốc lá hút mỗi ngày với số năm hút thuốc. Ví dụ, một người có tiền sử hút thuốc 20 gói/năm có thể hút một gói/ngày trong 20 năm, hai gói/ngày trong 10 năm hoặc nửa gói/ngày trong 40 năm.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu lớn gần đây đã chỉ ra lợi ích của việc mở rộng tầm soát. Đặc biệt, nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, nếu tầm soát theo chuẩn này, khoảng 70% ca ung thư phổi mới mắc không được phát hiện (nằm ở những người hút thuốc lá dưới 30 gói/năm hoặc không hút thuốc lá).
Nhiều tổ chức uy tín về ung thư trên thế giới đã cập nhật hướng dẫn tầm soát ung thư phổi, mở rộng nhóm người cần tầm soát. Gần đây nhất là hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ: người từ 50 - 80 tuổi, đã từng hoặc đang hút thuốc lá từ 20 gói/năm trở lên. Nghĩa là dù đã bỏ thuốc lá rồi, vẫn nên đi tầm soát ung thư phổi.
Tóm lại, theo khuyến nghị, những người hút thuốc lá lâu năm, cụ thể là từ 20 gói/năm và người trên 50 tuổi đều nên tầm soát ung thư phổi bằng CT phổi liều thấp định kỳ hằng năm.
Bên cạnh đó, ý kiến còn đang tranh cãi vì chưa đủ dữ liệu nghiên cứu: 10 - 15% bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc lá. Những người này có thể tầm soát theo diện yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn tiền sử gia đình, hút thuốc lá thụ động, có tiếp xúc với những hóa chất nguy cơ sinh ung.
Một yếu tố rất đặc trưng tại Việt Nam là khói nhang, khói bếp trong môi trường không thoáng khí tốt.
3. Có thể phát hiện ung thư phổi qua chụp X-quang không?
Xin hỏi BS, khám sức khỏe định kỳ có giúp phát hiện được ung thư phổi không ạ?
BS Bùi Lê Nhật Tiên trả lời: Hạng mục trong khám sức khỏe tổng quát, khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện ung thư phổi là X-quang
X-quang vẫn có thể phát hiện ung thư phổi. Tuy nhiên, những tổn thương có thể thể hiện trên phim chụp X-quang thường có kích thước đã lớn. Trong so sánh, LDCT có khả năng phát hiện ung thư phổi cao gấp đôi X-quang, qua đó giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi rất nhiều.
Với những người chưa có điều kiện để tiếp cận với CT, có thể sử dụng X-quang. Tuy nhiên, những bệnh nhân có nguy cơ và khả năng cao tiếp tục hút thuốc lá dài hạn phải chụp CT phổi liều thấp để đánh giá hằng năm.

4. Quy trình tầm soát ung thư phổi tại Phòng khám Bernard
Quy trình tầm soát ung thư phổi tại Bernard Healthcare diễn ra như thế nào? Nếu phát hiện bất thường, bước tiếp theo người bệnh cần làm là gì, thưa BS?
BS Bùi Lê Nhật Tiên trả lời: Hệ thống Y khoa chuyên sâu Quốc tế Bernard đã triển khai chương trình tầm soát ung thư phổi bằng LDCT nhiều năm nay.
Chụp CT phổi liều thấp để tầm soát ung thư phổi rất đơn giản. Khách hàng được khám sàng lọc với bác sĩ để xem có thuộc đối tượng cần chụp LDCT không. Nếu có chỉ định, khách hàng được hướng dẫn vào phòng chụp.
Tưởng tượng, bạn sẽ nằm trên một cỗ máy, được tự động đưa vào hệ thống quét trong thời gian từ 2 - 5 phút. Sau đó là thời gian chờ bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đọc kết quả. Tại Bernard Healthcare, thời gian chờ này rất nhanh.
Khi có kết quả, bác sĩ nội khoa sẽ xem và tư vấn. Nếu có bất thường, tùy vào điều kiện của bệnh nhân cũng như tình trạng bệnh lý, sẽ có những bước tiếp theo khác nhau.
Trường hợp có bất thường nghi ngờ ung thư, chúng tôi sẽ mời hội chẩn với các chuyên gia, đặc biệt là chuyên gia điều trị ung thư phổi. Sau đó tiến hành sinh thiết hoặc chụp CT lại, tùy vào vấn đề bệnh lý.
Ngoài ra, Bernard Healthcare có liên kết với Bệnh viện Đại học Yamanashi. Tình huống kết quả CT phổi có vấn đề cần cân nhắc, kết quả sẽ được gửi đến Nhật Bản để các giáo sư, chuyên gia chẩn đoán hình ảnh xem xét và cho ý kiến thứ hai. Bác sĩ và Hội đồng y khoa Bernard sẽ tổng hợp lại và tư vấn cho bệnh nhân.
Trong quá trình triển khai, chúng tôi có nhiều chuẩn đánh giá khác nhau. Các bác sĩ của Bernard đang dùng chuẩn Lung-RADS để đánh giá các nốt tổn thương ở phổi theo hướng dẫn của Hội Chẩn đoán hình ảnh Hoa Kỳ. Bệnh viện Đại học Yamanashi lại sử dụng chuẩn khác.
Song, chúng tôi luôn có sự so sánh và phản biện để tìm ra tiếng nói chung giữa bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ lâm sàng để đưa ra kế hoạch theo dõi, điều trị rõ ràng cho bệnh nhân.
>>> Không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi: lý do và cách phòng tránh
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình