Coi chừng mất ngón vì viêm khớp thông thường
Viêm khớp ngón do trời rét là bệnh thông thường. Nhưng nếu không được xử lý tốt thì rất có thể sẽ khiến chúng ta mất cả ngón tay.
Tự ý xử trí bằng cách... đắp hành
Ông Đ.V.S (ở Hà Nội), bị viêm khớp ngón tay cái do thời tiết, khiến cả ngón sưng tấy, đau đớn. Có người quen nói ông bị đái tháo đường, người thì bảo gout, người thì nói do... trúng tà (!). Và rồi, nghe theo lời người quen, ông đã nướng hành đắp lên chỗ sưng (nhằm giảm sưng và đau). Hậu quả, ngón tay phồng rộp to tướng.
Ban đầu chỉ sưng đỏ mà thôi, da vẫn còn nguyên vẹn, sau khi tự chữa theo phương thức đắp củ và lá hành, tay ông S. ngày càng bị đỏ, sưng to hơn, đau hơn, tấy quầng lên cả xuống tận gốc ngón, viêm, vỡ ra, loét, chảy mủ nghiêm trọng, kéo dài những 3 tuần.
Quá sợ, ông đã đến Bệnh viện 103 (Hà Nội) khám, thì được chẩn đoán bị viêm loét phần mềm lộ gân xương ngón tay cái, có nguy cơ hoại tử cần phải phẫu thuật với tiến triển không nhẹ, phải cắt bỏ gân duỗi ngón cái. Điều đó cũng có nghĩa là ngón cái của ông sẽ vĩnh viễn không bao giờ duỗi được nữa.
Xử trí viêm khớp
Trường hợp của ông S. nói trên là một trường hợp điển hình của chứng viêm khớp ngón tay do trời rét. Khớp ngón tay, ngón chân là những khớp rất dễ bị tổn thương ở người cao tuổi, nhất là khi trời rét đậm.
Nguyên nhân có nhiều, có thể do thoái hóa khớp, có thể do diễn biến của đái tháo đường, có thể do biến chứng của gout, hay cũng có thể là do co thắt mạch máu gây ra. Co thắt mạch máu quá mức người ta vẫn hay gọi chúng là “cước” tay chân khi trời rét.
Tùy từng người mà bệnh có biểu hiện và diễn biến khác nhau. Người thì bị ở ngón chân, người thì bị ngón tay; bị ở đầu ngón, giữa ngón hay gốc ngón. Cũng có những người bị ở khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu...
Nhìn chung, bệnh có biểu hiện là sưng, nóng, đỏ đau tại một khớp nhất định. Việc khớp bị đau đã dẫn tới những khó chịu trong sinh hoạt, người bệnh hạn chế vận động, khó ăn, khó ngủ. Viêm khớp do thời tiết không phải là một chứng bệnh trầm trọng, chỉ cần giữ ấm, vệ sinh tốt, không để rách da, sử dụng những thuốc chống viêm khớp thông thường là có thể đẩy lùi bệnh. Nhưng, một khi để da bị rách, nhất là khớp ngón tay, chân thì mọi chuyện trở nên rắc rối. Viêm và nhiễm trùng sẽ xảy ra và rất khó liền.
Đứng trước chứng viêm khớp, chúng ta nên làm theo hướng dẫn để bảo vệ khớp của mình như sau: không tự đắp hay chà xát bất cứ loại lá cây gì lên khớp khi không có hướng dẫn của nhà chuyên môn; nên đi chụp phim X-quang khớp để giúp việc chẩn đoán và dự đoán diễn biến bệnh.
Với người già, chúng ta cần xét nghiệm thận trọng để loại trừ các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, gout; chú ý vệ sinh da tại vùng khớp, nhất là các khớp ngón tay, ngón chân. Vì đây là những khớp ít có phần mềm nuôi dưỡng như cơ, mạch máu nên chỉ cần một ổ nhiễm trùng da là nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng gân, xương, viêm tủy xương, những thành phần nhạy cảm với viêm và hoại tử dễ bị cắt bỏ nếu có vi khuẩn lan vào.
Vì thế chú ý giữ vệ sinh, tuyệt đối không được làm rách da che phủ trên khớp. Cũng cần hạn chế vận động khớp bị tổn thương để khớp có điều kiện phục hồi; hãy đến bệnh viện khi thấy bệnh có diễn biến nặng hơn.
Ông Đ.V.S (ở Hà Nội), bị viêm khớp ngón tay cái do thời tiết, khiến cả ngón sưng tấy, đau đớn. Có người quen nói ông bị đái tháo đường, người thì bảo gout, người thì nói do... trúng tà (!). Và rồi, nghe theo lời người quen, ông đã nướng hành đắp lên chỗ sưng (nhằm giảm sưng và đau). Hậu quả, ngón tay phồng rộp to tướng.
Ban đầu chỉ sưng đỏ mà thôi, da vẫn còn nguyên vẹn, sau khi tự chữa theo phương thức đắp củ và lá hành, tay ông S. ngày càng bị đỏ, sưng to hơn, đau hơn, tấy quầng lên cả xuống tận gốc ngón, viêm, vỡ ra, loét, chảy mủ nghiêm trọng, kéo dài những 3 tuần.
Quá sợ, ông đã đến Bệnh viện 103 (Hà Nội) khám, thì được chẩn đoán bị viêm loét phần mềm lộ gân xương ngón tay cái, có nguy cơ hoại tử cần phải phẫu thuật với tiến triển không nhẹ, phải cắt bỏ gân duỗi ngón cái. Điều đó cũng có nghĩa là ngón cái của ông sẽ vĩnh viễn không bao giờ duỗi được nữa.
Cần thận trọng với chứng viêm khớp - Ảnh: Sshutterstock
Xử trí viêm khớp
Trường hợp của ông S. nói trên là một trường hợp điển hình của chứng viêm khớp ngón tay do trời rét. Khớp ngón tay, ngón chân là những khớp rất dễ bị tổn thương ở người cao tuổi, nhất là khi trời rét đậm.
Nguyên nhân có nhiều, có thể do thoái hóa khớp, có thể do diễn biến của đái tháo đường, có thể do biến chứng của gout, hay cũng có thể là do co thắt mạch máu gây ra. Co thắt mạch máu quá mức người ta vẫn hay gọi chúng là “cước” tay chân khi trời rét.
Tùy từng người mà bệnh có biểu hiện và diễn biến khác nhau. Người thì bị ở ngón chân, người thì bị ngón tay; bị ở đầu ngón, giữa ngón hay gốc ngón. Cũng có những người bị ở khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu...
Nhìn chung, bệnh có biểu hiện là sưng, nóng, đỏ đau tại một khớp nhất định. Việc khớp bị đau đã dẫn tới những khó chịu trong sinh hoạt, người bệnh hạn chế vận động, khó ăn, khó ngủ. Viêm khớp do thời tiết không phải là một chứng bệnh trầm trọng, chỉ cần giữ ấm, vệ sinh tốt, không để rách da, sử dụng những thuốc chống viêm khớp thông thường là có thể đẩy lùi bệnh. Nhưng, một khi để da bị rách, nhất là khớp ngón tay, chân thì mọi chuyện trở nên rắc rối. Viêm và nhiễm trùng sẽ xảy ra và rất khó liền.
Đứng trước chứng viêm khớp, chúng ta nên làm theo hướng dẫn để bảo vệ khớp của mình như sau: không tự đắp hay chà xát bất cứ loại lá cây gì lên khớp khi không có hướng dẫn của nhà chuyên môn; nên đi chụp phim X-quang khớp để giúp việc chẩn đoán và dự đoán diễn biến bệnh.
Với người già, chúng ta cần xét nghiệm thận trọng để loại trừ các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, gout; chú ý vệ sinh da tại vùng khớp, nhất là các khớp ngón tay, ngón chân. Vì đây là những khớp ít có phần mềm nuôi dưỡng như cơ, mạch máu nên chỉ cần một ổ nhiễm trùng da là nguy cơ cao dẫn đến nhiễm trùng gân, xương, viêm tủy xương, những thành phần nhạy cảm với viêm và hoại tử dễ bị cắt bỏ nếu có vi khuẩn lan vào.
Vì thế chú ý giữ vệ sinh, tuyệt đối không được làm rách da che phủ trên khớp. Cũng cần hạn chế vận động khớp bị tổn thương để khớp có điều kiện phục hồi; hãy đến bệnh viện khi thấy bệnh có diễn biến nặng hơn.
AloBacsi.vn
Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình