Có nên dùng tăm bông ngoáy tai?
Nhiều người thường dùng tăm bông ngoáy tai và xem đó là một cái thú. Tuy nhiên, đây lại là một nguy cơ gây viêm ống tai ngoài.
Tai ngoài - đúng như tên gọi, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai (tai ngoài, tai giữa, tai trong).
Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai cấu tạo bởi sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai.
Ống tai ngoài hay bị nước vào khi tắm hoặc bơi, gây cảm giác khó chịu vì thế người ta hay lấy que, tăm bông lau chùi nhiều. Do đó gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn.
Trường hợp bạn thấy ngứa tai khi bơi bạn cảm thấy nước vào tai, chỉ nên nghiêng đầu về phía bên đó một lúc đồng thời kéo vành tai chúc xuống cho nước chảy hết ra ngoài.
Mặt khác, việc dùng ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai.
AloBacsi.vn
ThS.Phạm Bích Đào
Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai cấu tạo bởi sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai.
Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.
Ống tai ngoài hay bị nước vào khi tắm hoặc bơi, gây cảm giác khó chịu vì thế người ta hay lấy que, tăm bông lau chùi nhiều. Do đó gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn.
Trường hợp bạn thấy ngứa tai khi bơi bạn cảm thấy nước vào tai, chỉ nên nghiêng đầu về phía bên đó một lúc đồng thời kéo vành tai chúc xuống cho nước chảy hết ra ngoài.
Mặt khác, việc dùng ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai.
AloBacsi.vn
ThS.Phạm Bích Đào
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình