Hotline 24/7
08983-08983

Chó nhà đã tiêm phòng mà lại có những dấu hiệu của bệnh dại?

Thưa bác sĩ, 8 ngày trước em bị chó nhà cắn, vết xước ở chân khoảng 2mm có chảy ít máu. Chó đã được tiêm phòng dại cách đây 4 tháng, 3 ngày gần đây con chó bắt đầu ăn ít, bỏ mứa thức ăn, hơi gắt gỏng, hay ngủ ở trong góc. Em không biết là vì nó đang bị viêm da nên có những triệu chứng như vậy hay là dấu hiệu của bệnh dại. Em có cần đi chích ngừa dại không?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trên thực tế hiện nay, với những trường hợp bị chó cắn nhưng chó đã được tiêm phòng dại trước đó trong khoảng thời gian dưới 1 năm thì nguy cơ lây nhiễm dại thường không cao. Chó đã tiêm phòng dại đầy đủ thì sẽ không bị dại, với điều kiện vắc-xin đảm bảo chất lượng tốt vì dây chuyền lạnh bảo quản khi tiêm chó luôn bảo quản đúng nhiệt độ. Do vậy có một vài trường hợp do vắc-xin bảo quản dây chuyền lạnh không đảm bảo nên chó vẫn có thể phát dại, vậy nên khi chó cắn bắt buộc phải theo dõi chó trong vòng 10 ngày, vì nếu chó bị dại nó sẽ lên cơn và chết trong vòng 7 đến 10 ngày.

Trong thời gian theo dõi, nếu chó có những thay đổi về hành vi như hung dữ hơn, nước dãi chảy nhiều, sủa nhiều, bỏ ăn, sợ tối hoặc sắp chết thì cần đưa đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Thực ra với những biểu hiện mà chó nhà em đang gặp rất khó có thể khẳng định đó có phải là biểu hiện của bệnh dại hay không, tuy nhiên vì em đã bị cắn rồi, do đó để chắc chắn đảm bảo cho sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân, em nên đến trung tâm y tế dự phòng gần nhất để được tiêm phòng càng sớm càng tốt em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Tiêm vắc xin ngừa dại sau 1 tuần bị chó cắn có an toàn?

>> Chó cắn xước da có cần chích ngừa vắc xin phòng dại?

Thời kỳ ủ bệnh được tính từ thời điểm bị chó cắn đến khi phát bệnh, đây là khoảng thời gian quý báu quyết định khả năng cứu sống người bệnh. Dấu hiệu khác lạ duy nhất là vết cắn. Vì vậy, người bị động vật cắn cần phải đi khám để tiêm phòng bệnh dại càng sớm càng tốt.

Tiêm vacxin phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu nạn nhân bị động vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn. Đặc biệt cần nhanh chóng tiêm phòng trong các trường hợp sau đây:

- Vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.

- Màng nhầy ở da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.

- Con vật đã cắn người bị chết hoặc biến mất trong thời gian theo dõi hoặc có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường, bị ốm hoặc thay đổi tính tình.

- Kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X