Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc hội chứng Cushing

Hiện nay, không có bất kì chế độ dinh dưỡng nào dành riêng cho người mắc hội chứng Cushing, nhưng thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp hạn chế nguy cơ gặp phải một số phản ứng tiêu cực do hội chứng Cushing gây ra.

1. Sơ lược về hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là một bệnh rối loạn nội tiết hiếm gặp, xảy ra khi mô cơ thể tiếp xúc với quá nhiều lượng cortisol trong máu. Cortisol được sản sinh bởi tuyến thượng thận, là một hormone giúp cơ thể điều hòa huyết áp và phản ứng lại với stress. Tuy nhiên, tình trạng có quá nhiều cortisol sẽ gây ra sự biến đổi bất thường ở cơ thể.

Hội chứng Cushing có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, chứng loãng xương và béo phì.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing là một bệnh lý khá hiếm gặp. Theo thống kê chỉ có khoảng 2 đến 3 ca mắc bệnh trên 1 triệu người mỗi năm. Bệnh ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, hội chứng này thường xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ từ 25 đến 45 tuổi. Những bệnh nhân mắc tiểu đường cũng có nhiều khả năng mắc hội chứng này.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Crushing là do các mô cơ thể tiếp xúc với nồng độ cao cortisol trong máu. Cortisol là một hormone giúp cơ thể điều hòa huyết áp và phản ứng lại stress được sản sinh bởi tuyến thượng thận.

Tình trạng có quá nhiều Cortisol trong có thể xuất phát từ việc dùng các loại thuốc kê đơn, được chỉ định bởi bác sĩ để chữa trị các chứng bệnh khác như hen suyễn, viêm phế quản, viêm khớp và các bệnh viêm khác. Các loại thuốc này có chứa hormone glucocorticoids-steroid, một hormone có thành phần hóa học giống với corticoid. Glucocorticoids cũng được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch sau khi thực hiện ghép tạng.

Một vài loại u bướu cũng có thể sản sinh ra quá nhiều lượng cortisol. Những loại u bướu này có thể xuất hiện ở tuyến yên, tuyến thượng thận hay ở các khu vực khác.

Xem thêm: Sự khác biệt về hội chứng Cushing và bệnh Cushing

3. Những phương pháp dùng để điều trị hội chứng Cushing

Nếu thuốc là nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng thuốc để làm giảm lượng cortisol hay chỉ định các loại thuốc có chức năng ngặn chặn các tác động của cortisol lên cơ thể.

Đối với sự phát triển bất thường của các khối u, việc điều trị có thể bao gồm phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u, phương pháp xạ trị hoặc hóa trị.

Nếu không tìm được nguyên nhân bệnh, tuyến thượng thận có khả năng bị loại bỏ để ngăn ngừa việc sản sinh quá nhiều cortisol. Sau đó, bệnh nhân cần phải dùng thuốc để bù đắp cho lượng cortisol bị mất đi.

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào thời gian điều trị bệnh, lượng cortisol và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

4. Chế độ dinh dưỡng dành cho hội chứng Cushing

a. Tăng tiêu thụ canxi

Hội chứng Cushing làm tăng nguy cơ loãng xương. Bổ sung đủ tối thiểu làm lượng canxi khuyến nghị (1.000 miligam mỗi ngày) để giúp duy trì khối lượng xương của người bệnh. Nguồn cung cấp canxi tốt đó là các sản phẩm sữa ít béo, cá mòi có xương, các loại sữa và nước trái cây được bổ sung canxi, đậu phụ đưọc làm từ calcium sulfate, ngũ cốc được bổ sung canxi canxi và các loại rau lá xanh, như cải xoăn và cải xanh.

b. Kiểm soát lượng muối ăn vào

Ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, và cũng là vấn đề cần quan tâm với những người bị hội chứng Cushing. Thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng natri rất cao, đặc biệt là súp, phô mai, đồ ăn nhẹ, bánh mì, thịt muối và pizza. Hãy bảo vệ sức khoẻ tim mạch của bạn bằng cách cắt giảm lượng thức ăn nhiều muối và tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ, như trái cây và rau quả.

c. Không tiêu thụ quá nhiều calo

Hãy kiểm soát việc tăng cân do tác dụng phụ của hội chứng Cushing bằng việc tiêu thụ các loại thức ăn có ít năng lượng, việc này sẽ cho phép người bệnh ăn nhiều hơn mà vẫn có đủ lượng calo theo khuyến cáo mỗi ngày. Những thực phẩm giàu chất xơ hoặc có hàm lượng nước cao như trái cây và rau củ, thường có ít calo trong khi những loại có nhiều chất béo và đường thường có nhiều calo hơn.

d. Kiểm soát đường huyết

Hội chứng Cushing có thể làm tăng lượng đường trong máu, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Chọn thực phẩm chứa carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp và tải trọng đường huyết thấp có thể giúp ích cho việc kiểm soát hội chứng Cushing vì các loại thực phẩm này ít gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Một số ví dụ bao gồm bánh mì ngũ cốc nguyên hạt 100%, bưởi, táo, cam, lê, đào, đậu, các loại hạt, cà rốt, đậu Hà Lan.

e. Bữa ăn mẫu

Một bữa ăn sáng điển hình có thể là một quả trứng nấu chín với nửa quả bưởi, một miếng bánh mì nguyên chất với một lượng bơ đậu phộng và một ít sữa không béo. Để ăn trưa, hãy thử một bát nước hầm thịt ít muối cùng với một bát cơm, chút salad làm từ rau với đậu xanh, một lượng nhỏ dầu và giấm, pho mát ít béo và hạt hướng dương không muối. Bữa tối có thể sử dụng ức gà hoặc cá không da, cùng với một loại thịt, lúa mì và rau non, như bông cải xanh. Thêm một ly sữa và một ít trái cây như cam hoặc táo.

Xem thêm: Những điều cần biết về hội chứng Cushing

5. Thay đổi thói quen sinh hoạt sau tiếp nhận điều trị

Những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày ảnh hưởng không nhỏ đến việc hạn chế diễn tiến của hội chứng Cushing

Người bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu lưu ý một số điều dưới đây:

- Giảm thiểu việc sử dụng hormone.

- Đi khám bác sĩ đều đặn để kiểm tra tình trạng đường huyết, huyết áp, và mật độ xương

- Thông báo với bác sĩ nếu đã từng bị trầm cảm hoặc uống rượu mỗi ngày.

- Hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều mỡ và calories.

- Liên hệ ngay với bác sĩ nếu người bệnh bị sốt, nhiễm trùng, tình trạng thâm tím trở nặng hơn hoặc tăng cân quá nhiều.

- Liên hệ với bác sĩ nếu cảm thấy cơ thể bị yếu hoặc choáng váng sau khi phẫu thuật.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X