Chất làm ngọt nhân tạo nguy hiểm cho sức khỏe thế nào
Chất làm ngọt nhân tạo có thể tăng nguy cơ béo phì, bệnh huyết áp, tiểu đường và tim mạch.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Manitoba (Canada) cho biết, chất làm ngọt nhân tạo là chất thay thế cho đường, có vị ngọt trong khi lại chứa rất ít năng lượng. Người ta thường sử dụng chất làm ngọt nhân tạo như aspartam, sucralose và stevia.
Các phát hiện cho thấy chất này có ảnh hưởng tiêu cực đến sự trao đổi chất, vi khuẩn đường ruột và thèm ăn của con người. Ngoài ra, nó còn gây nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch.
Ảnh: Boldsky. |
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên 1.003 người được theo dõi trong 6 tháng về ảnh hưởng của chất tạo ngọt đối với việc giảm cân. Kết quả cho thấy người tiêu thụ chất làm ngọt thì giảm cân không hiệu quả.
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo và nguy cơ tăng cân béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.
"Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy chất tạo ngọt nhân tạo có ảnh hưởng đến việc bạn quản lý trọng lượng của cơ thể", Ryan Zarychanski, Đại học Manitoba, cho biết.
Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tờ CMAJ (Canadian Medical Association Journal) mới đây.
Theo Lê Nga - VnExpress
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình