Hotline 24/7
08983-08983

Chăm sóc, điều trị bệnh tắc lệ đạo ở người lớn và trẻ em khác nhau thế nào?

Mắt là cơ quan khá nhạy cảm và dễ mắc phải những căn bệnh, trong đó có tắc lệ đạo. Vậy khi mắt bị tắc lệ đạo, cần được chăm sóc như thế nào?

1. Tắc lệ đạo là tình trạng như thế nào?

Tắc lệ đạo là một bệnh lý do sự bất thường của một đường dẫn nước mắt của mắt chúng ta.

Bình thường mắt mình luôn sản sinh ra nước mắt, theo đường dẫn đó nước mắt sẽ đi xuống mũi và nó sẽ làm sạch mắt. Tất cả những bụi bẩn, gỉ, ghèn sinh ra từ mắt sẽ được dẫn xuống mũi nên cho dù chúng ta đi ngoài đường, bụi bặm hay có viêm cũng được làm sạch thông qua đường lệ đạo. Nó sẽ dẫn một phần chất bẩn đi.

Trẻ em thường bị tắc lệ đạo. Trong khoảng thời gian mắt bị viêm, mình sẽ làm sao cho mắt không bị ảnh hưởng. Dĩ nhiên, bác sĩ nhãn khoa sẽ nhắc có cần can thiệp gì hay không.

Ví dụ, cha mẹ của bé có thể chăm sóc, giữ vệ sinh mắt cho bé, có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh. Hằng ngày, cha mẹ có thể massage túi lệ (nằm trong đường lệ). Khi massage túi lệ sẽ tạo ra áp lực để đẩy ra các chất bẩn trong đường lệ ra. Sau đó, cha mẹ rửa sạch một lần nữa, mắt của bé sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng hơn.

Trong trường hợp mắt bé có quá nhiều gỉ, ghèn màu xanh hoặc màu vàng, có thể mắt bị đỏ hay viêm cả da mi, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhãn khoa để bác sĩ xem tình trạng của bé như thế nào.

Bác sĩ có thể cho thêm kháng sinh, các động tác bơm rửa lệ đạo, thậm chí trong trường hợp có đủ tiêu chuẩn cần thiết, bác sĩ có thể can thiệp bằng thông lệ đạo. Nếu trẻ qua 1 tuổi, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật hay đặt ống silicon lệ đạo cho bé.

2. Có phải tắc lệ đạo chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ?

Tắc lệ đạo không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, bệnh cũng xảy ra ở người lớn.

Tắc lệ đạo ở trẻ nhỏ thường gặp là tắc lệ đạo bẩm sinh. Tắc lệ đạo ở người lớn thường gặp là tắc lệ đạo mắc phải, có thể lúc sinh ra người đó không bị tắc lệ đạo nhưng trong quá trình trưởng thành có chấn thương tại mắt gây ra điều bất thường ngay tại đường đi của lệ đạo. Tình trạng này có thể gây ra tắc lệ đạo mắc phải.

3. Sự khác biệt giữa tắc lệ đạo ở trẻ em và người lớn?

Tắc lệ đạo thường sẽ có một triệu chứng chung đó là ứ đọng nước mắt tại mắt của một người, thậm chí nước mắt sẽ chảy nước mắt dù người đó không khóc hay xúc động gì cả. Dân gian ta gọi là chảy nước mắt sống.

Tắc lệ đạo bẩm sinh thường xuất hiện ở lứa tuổi rất sớm, bé vừa sinh ra khoảng 1 -3 tháng. Trong khoảng thời điểm đó, bác sĩ có thể phát hiện tắc lệ đạo bẩm sinh ở trẻ.

Tắc lệ đạo do mắc phải xảy ra sau một biến cố do chấn thương hay viêm nhiễm. Sau đó, người tắc lệ đạo có triệu chứng chảy nước mắt. Lúc đó khi bệnh nhân đi khám, họ mới biết mắt mình bị tắc lệ đạo. Tuy nhiên, có một dạng tắc lệ đạo khác là tắc lệ đạo do chùng nhão cơ vòng mi mắt. Bệnh này xuất hiện ở tuổi già, đó cũng là một dạng tắc lệ đạo mắc phải.

4. Tắc lệ đạo có làm khô mắt hay không?

Thực ra vấn đề này là do nhiều người hiểu nhầm tắc lệ đạo là tắc tuyến lệ. Tuyến lệ là tuyến sản sinh ra nước mắt, còn lệ đạo là nơi dẫn nước mắt. Lệ đạo bị tắc không có liên quan đến việc sản sinh ra nước mắt của tuyến lệ nên nó không thể gây ra vấn đề khô mắt.

Thậm chí trong trường hợp khô mắt nặng, có thể dùng phương pháp bít lệ, không cho nước mắt chảy xuống đường lệ, để nước mắt ứ lại.

5. Nguyên nhân gây tắc lệ đạo là gì?

Việc chấn thương ở mắt liên quan trực tiếp đến đường lệ, nó sẽ gây ra tình trạng tắc lệ đạo.Nguyên nhân thứ hai là teo hẹp lỗ lệ theo tuổi, nhưng không phải ai cũng gặp phải vấn đề này. Nó tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có thể xuất hiện sớm hay muộn.

Tuy nhiên, trên một bệnh nhân có tình trạng chảy nước mắt, bác sĩ có thể nghĩ ngay về tình trạng tắc lệ đạo. Chảy nước mắt là một tình trạng của tắc lệ đạo nhưng chảy nước mắt cũng là triệu chứng của các nguyên nhân và bệnh lý khác. Ví dụ như ở trẻ em chảy nước mắt, bác sĩ có thể nghĩ ngay đến tắc lệ đạo bẩm sinh.

Nhưng bác sĩ cần phải nghĩ đến các nguyên nhân khác ví dụ như tổn thương trên giác mạc, vấn đề Glaucoma (hay còn gọi là cườm nước) vẫn có thể gây ra tình trạng chảy nước mắt như vậy. Chảy nước mắt là triệu chứng điển hình của tắc lệ đạo.

Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân khác và nhiều bệnh lý khác vẫn có thể gây ra tình trạng tắc lệ đạo. Cho nên, chảy nước mắt không có nghĩa là tắc lệ đạo.

6. Điều trị bệnh tắc lệ đạo có mấy phương pháp?

Chữa bệnh tắc lệ đạo ở trẻ em và người lớn khác nhau hoàn toàn. Trẻ em sẽ được phụ huynh theo dõi, bác sĩ nhãn khoa có thể đánh giá nếu tình trạng viêm nhiễm không thể kiểm soát, sẽ can thiệp sớm và tiếp tục theo dõi.

Còn điều trị lệ đạo ở người lớn, bác sĩ sẽ bơm rửa đường lệ và có thể thông đường lệ nếu cần. Khi thông đường lệ không hiệu quả, bác sĩ sẽ đặt ống silicon lệ đạo để nối thông túi lệ và mũi.

7. Phòng ngừa bệnh tắc lệ đạo bằng cách nào?

Đối với tắc lệ đạo bẩm sinh không có phương pháp phòng ngừa. Ở đây, chúng ta chỉ bàn luận về các nguyên nhân gây ra tắc lệ đạo mắc phải.

Nếu tắc lệ đạo do viêm thì sẽ hạn chế tình trạng viêm ở mắt. Hạn chế bằng cách giữ gìn vệ sinh mắt, hạn chế dụi tay lên mắt vì tay chính là nơi mang nhiều chất bẩn hay vi trùng.

Về vấn đề tắc lệ đạo do chấn thương, chỉ có cách trang bị các phương tiện phòng hộ khi lao động hoặc tham gia giao thông. Khi đường lệ không bị tổn thương, tắc lệ đạo sẽ không xảy ra.

Về vấn đề viêm nhiễm, cần tránh tình trạng viêm nhiễm ở mắt bằng cách vệ sinh mắt, vệ sinh tay.Khi dùng chung đồ mỹ phẩm, nó có thể lây nhiễm bệnh mắt từ người này sang người kia, do đó, nên tránh dùng chung đồ mỹ phẩm.

Trong trường hợp mắt có dấu hiệu nghi ngờ có dấu hiệu bị viêm, người bệnh có thể đến cơ sở y tế có bác sĩ khám mắt để được điều trị sớm và tránh tình trạng gây ra những biến chứng.

Trọng Dy (tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X