Hotline 24/7
08983-08983

Cảm lạnh có lây lan?

Thưa bác sĩ, gần đây mấy anh chị văn phòng tôi đều bị cảm lạnh, chảy nước mũi, hắt hơi... Tôi thì chưa bị nhưng không biết liệu bệnh có lây không? Tôi nên làm gì để phòng ngừa khi người xung quanh ai cũng bị cảm lạnh?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Có hơn 200 loại vi-rút khác nhau gây ra cảm lạnh. Trong hầu hết các trường hợp, cảm lạnh là do rhinovirus và gây ra những triệu chứng nổi tiếng gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa họng kèm theo ho. Các vi-rút cảm lạnh khác bao gồm coronavirus, vi-rút hợp bào hô hấp, cúm và á cúm.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bắt tay hoặc giao tiếp với những người bị cảm lạnh thì sẽ ngay lập tức lây bệnh. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.

Các virus cảm lạnh thường lây truyền qua đường không khí, do tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hoặc là vật bị nhiễm khuẩn. Các virus tồn tại trong môi trường, sau đó lây qua tay con người khi tiếp xúc với vật, rồi truyền lên mắt và mũi khi tay tiếp xúc với các bộ phận này. Sau đó vi khuẩn sẽ lây sang những người có sự tiếp xúc lâu với người bệnh đặc biệt là với các thành viên trong gia đình.

Một nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu Cảm lạnh thuộc ĐH Cardiff cho thấy kể cả một người khỏe mạnh ở cùng phòng với một người bị cảm lạnh thì cũng rất khó để bị lây bệnh. Bởi vì các virus cảm lạnh cần có điều kiện lý tưởng mới xâm nhập được vào cơ thể con người.

Như vậy cảm lạnh có thể lây nhiễm nhưng sự lây nhiễm không hề dễ như người ta vẫn tưởng mà phần lớn bệnh cảm lạnh chỉ bị lây truyền khi chúng ta có sự tiếp xúc quá lâu và gần gũi cơ thể một thời gian dài với người bị nhiễm bệnh.

Cảm lạnh thông thường có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày. Nếu bệnh không thuyên giảm và có xu hướng trở nặng hơn sau một tuần, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Để tránh xa tình trạng mệt mỏi do sụt sịt, hắt hơi, sổ mũi… bạn nên tập thể dục ít nhất 5 ngày mỗi tuần, ví dụ như đi bộ nhanh (không cần phải chạy) khoảng 30 phút mỗi ngày và điều đó sẽ tạo ra những tác động diệu kỳ đối với hệ miễn dịch trong quá trình chống lại cảm lạnh.

Ngoài ra, bạn nên ăn uống đủ chất, tăng cường các loại rau, hoa quả chứa chiều vitamin C, cân đối các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đạm) nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngủ nghỉ khoa học, vệ sinh thân thể, đặc biệt, nên vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hay nước rửa tay có tính chất khử trùng để loại bỏ và tiêu diệt vi khuẩn, vi rút trên tay.

Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, bao gồm, bề mặt bồn tắm, bàn ăn, tay nắm cửa,… Bởi những khu vực này thường chứa số lượng lớn vi rút gây cảm lạnh thông thường.

Nếu chẳng may bị cảm lạnh, bạn chỉ cần nhấm nháp chút đồ uống nóng, những triệu chứng khó chịu nhất của chứng cảm lạnh như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau họng và mệt mỏi giảm đáng kể. Hãy thử pha cho mình một tách trà thảo dược với chút nước cốt chanh và một thìa mật ong, chúng có khả năng giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi đang bị cảm lạnh.

Trân trọng!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X