Hotline 24/7
08983-08983

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn: Bướu máu ở trẻ sơ sinh có cần điều trị?

Bướu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay còn gọi là u máu, đây là bệnh lành tính và có thể tự hết sau khi trẻ lớn lên, nên cha mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con trẻ có hiện tượng này. Mời bạn đọc theo dõi BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình tư vấn về vấn đề này.

Bướu máu có thể xuất hiện sau vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng sau sinh với biểu hiện ban đầu là chấm nhỏ màu đỏ như nốt ruồi son, sau đó lan rộng dần ra kết thành từng mảng. Bướu máu không gây nguy hiểm cho sức khỏe mà chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ, nên cha mẹ khồng cần lo lắng.

NỘI DUNG TƯ VẤN

Nhiều bé sơ sinh có nổi một cục u trên cơ thể, đi khám bác sĩ nói là bướu máu hay bướu huyết thanh. Xin hỏi BS, “bướu máu” này là gì vậy ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:

Bướu huyết thanh và bướu máu đều nằm trên đầu trẻ sơ sinh. Bướu máu và bướu huyết thanh đều không gây nguy hiểm cho bé ngoại trừ có thể gây vàng da trong những ngày đầu và thường bướu sẽ tự mất đi mà không cần điều trị.

Bướu máu là một loại bướu lành tính được tạo nên bởi các tế bào lót trong các mạch máu (gọi là các tế bào nội mô): các tế bào này sinh sản nhanh chóng một cách bất thường tạo nên bướu máu.

Bướu máu ở trẻ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bướu máu ở trẻ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Vì sao bướu máu khá thường gặp ở bé nhỏ? Bướu máu xuất hiện ngay từ khi bé sinh ra, hay một thời gian sau mới xuất hiện ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:

Bướu máu là bướu lành thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi (dưới 1 tuổi ) do trẻ sinh non, trẻ có cân nặng cao hay do khung chậu mẹ hẹp.

Bướu máu là khối u có hình tròn nằm ở vùng đỉnh đầu và lệch về phía thái dương. Hiện tượng trên xảy ra do khi sinh đầu của bé bị ép mạnh vào khung chậu mẹ làm cho những mạch máu nhỏ ở bề mặt của xương bị tổn thương dẫn đến chảy máu dưới màng xương. Máu tụ lại nhiều dần ở giữa màng xương và bản xương sọ tạo thành bướu máu. Tùy từng trường hợp mà kích thước của bướu máu có thể to hoặc nhỏ, có thể bị bướu máu một bên hoặc cả hai bên. Khi sờ khối bướu máu có cảm giác căng mềm như quả bóng nước.

Bướu máu là phần mềm nằm trên đỉnh đầu trẻ thường xuất hiện sau khi sinh 24 giờ và to dần lên và có thể phát triển thành từng mảng, phát triển to nhất vào 3-6 tháng tuổi, sau đó bướu máu mất đi khi trẻ được 1-5 tuổi. Ngoài ra cũng có trường hợp trẻ đến 9-10 tuổi bướu máu mới mất đi.


Bướu máu thường xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể, kích thước thường là bao nhiêu, màu sắc như thế nào thưa BS?


BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:

Đa số bướu máu xuất hiện ở vùng đầu - mặt cổ chiếm khoảng 80%, 20% ở rải rác nhiều nơi trên cơ thể trẻ. Thường thường bướu máu chỉ nằm ở ngoài da hoặc mô mỡ dưới da, hiếm có trường hợp có bướu máu ở nội tạng như gan, phổi, ruột… nhiều khi ở não.

Bướu lớn dần theo cơ thể em bé. Tùy trường hợp, có thể phát triển rất nhanh hay chậm tùy theo từng vị trí. Ở vùng gần niêm mạc như môi,mắt, vùng cổ,… thường phát triển nhanh. Còn bướu ở vùng tứ chi, ngực, bụng thường phát triển chậm hơn.


Bướu máu cứng hay mềm ạ? Việc cha mẹ hay xoa nắn, sờ mó bướu máu có làm bướu bị cứng lại hay không?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:

Bướu máu là khối u mềm. Bướu máu được cấu tạo do những mạch máu nhỏ ở khung chậu mẹ bị tổn thương tạo thành nên cha mẹ có xoa nắn thì bướu không thể cứng được mà nhiều khi cha mẹ xoa nắn sơ ý còn bị tổn thương thêm.
 

Bé đi khám bướu máu sẽ làm những xét nghiệm gì, có cần siêu âm không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:

Dựa vào thăm khám lâm sàng có thể nhận biết theo các dạng bướu như thể bướu máu phẳng, bướu thể hang, bướu dưới da, bướu máu xương, bướu máu thể động mạch, bướu bạch mạch và bướu hỗn hợp.

Ngoài ra, còn có thể dùng phương pháp cận lâm sàng như: Chụp mạch vùng u có hiện tượng ngấm thuốc mạnh, siêu âm vùng giãn âm rõ ở giữa; chụp CT scan sọ mặt, chụp cộng hưởng từ MRI để xác định vị trí bướu, kích thước và sự xâm lấn của bướu; sinh thiết tế bào nếu bướu ở vùng sâu và khó xác định. Tùy vào từng trường hợp bệnh để áp dụng phương pháp chẩn đoán mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, theo từng loại bướu máu cũng như mức độ kích thước bướu mà khi khám cho trẻ bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên điều trị hay không. Phần lớn bướu máu ở trẻ nhỏ sẽ teo dần theo thời gian khi trẻ lớn lên khoảng 8 - 10 tuổi sẽ mất đi. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp bướu máu phát triển nhanh, ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ trẻ thì cần được điều trị.


Thường khi đi khám xác định là bướu máu, các bác sĩ chỉ nói theo dõi. Vậy cha mẹ cần theo dõi trong bao lâu và khi nào thì nên can thiệp bướu máu, thưa BS?


BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:


90% các loại bướu máu là lành tính và sẽ teo dần hoàn toàn trong vòng vài năm theo sự phát triển của trẻ. Do đó, thường không cần điều trị mà chỉ theo dõi từ lúc sinh ra đến khi bướu máu mất đi khoảng từ 1-10 tuổi tùy theo loại bướu, vị trí bướu và cơ địa của trẻ.
Có một số bướu máu khi BS khám thấy nằm ở vị trí khu trú đặc biệt, vì kích thước hay vì diễn biến phức tạp, biến chứng có nguy hay gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng cơ đến sức khỏe của trẻ thì BS sẽ có chỉ định điều trị bằng các thuốc hay phẫu thuật.


Xin BS cho biết, để xử trí bướu máu thì hiện nay có những phương pháp nào?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:

Đa số bướu máu không cần điều trị bất kỳ một phương pháp nào. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp cần phải điều trị. Hiện nay, điều trị bướu máu có các phương pháp lựa chọn mà BS sẽ chỉ định cho trẻ như sau:

- Thuốc thoa ngoài da hay thuốc uống có thể ngăn cản sự phát triển và làm giảm kích thước hay màu sắc của các bướu máu nằm trên bề mặt da của trẻ.

- Phá hủy bướu bằng các công nghệ như đốt nhiệt, đốt lạnh, tia xạ, chiếu laser để triệt tiêu các tế bào bướu. Điều trị bằng laser: laser có thể cầm máu hay giúp làm lành các bướu máu giúp xóa bỏ những di chứng về màu sắc và hình dạng sau khi bướu máu mất đi.

- Điều trị phẫu thuật: dùng dao cắt mổ bỏ bướu thường áp dụng cho các trường hợp bướu máu nhỏ loét hoặc nằm ở vị trí mà khi phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng hay thẩm mỹ cho trẻ. Phẫu thuật luôn để lại sẹo nên việc phẫu thuật hết sức cân nhắc.

Bướu máu phần lớn xuất hiện trên da bé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bướu máu phần lớn xuất hiện trên da bé. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bướu máu có thể xử trí triệt để được không, có tái phát không ạ?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:


Bướu máu có thể xử trí triệt để và không tái phát.


Theo BS, việc chăm sóc trẻ có bướu máu có cần lưu ý gì không?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:


Nên theo dõi bướu máu cho trẻ hàng tháng để đánh giá tiến triển của bệnh là tốt và an toàn nhất: trẻ sơ sinh chỉ cần theo dõi, trẻ trên 6 tuổi thì cân nhắc vấn đề phẫu thuật.

- Mức độ lan rộng của bướu máu, nhanh hay chậm, có sưng phồng không tùy theo cơ địa, vị trí bướu thì sẽ can thiệp theo từng thời điểm.

- Vị trí của bướu máu: nếu làm mất thẩm mỹ, nếu cần xử trí thì đưa bé đến BS để BS khám và có chỉ định cụ thể.

- Nếu bướu máu gây sụp mi, lé mắt, dị dạng vùng mặt thì phải can thiệp.

- Việc chăm sóc trẻ có bướu máu cần lưu ý là bướu ở các vị trí đặc biệt và bướu phát triển quá nhanh thì nên thường xuyên đưa trẻ đi bệnh viện để BS khám và theo dõi.
 

Bướu máu có di truyền không, có liên quan đến bệnh/ thuốc/ thức ăn của bà mẹ khi mang thai không, thưa BS?

BS.CK1 Trịnh Ngọc Bình - AloBacsi.com:

Bướu máu không di truyền, không liên quan đến bệnh, thuốc, thức ăn của mẹ khi mang thai mà bướu máu được hình thành do khung chậu mẹ hẹp hay do trẻ sinh non, hay thai nhi quá lớn. Do đó, khi trẻ sinh ra đầu trẻ ép mạnh vào khung chậu làm các mạch máu ở đây tổn thương tụ lại thành bướu máu.

Thực hiện: Hải Yến
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X