Hotline 24/7
08983-08983

BS Lương Lễ Hoàng livestream: Bí quyết phòng biến chứng của bệnh tiểu đường

Trong chương trình tư vấn ngày 17/5, BS Lương Lễ Hoàng dành thời gian gặp gỡ với khán thính giả AloBacsi để giải đáp vấn đề thường gặp và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay: Làm cách nào để người bệnh tiểu đường sống khỏe mà không sợ các biến chứng ghé thăm?

Trên thế giới cũng như Việt Nam đã ghi nhận những con số đáng báo động về tình hình mắc đái tháo đường cũng như các biến chứng nguy hiểm. Ở những chương trình trước đây BS Lương Lễ Hoàng đã chia sẻ những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Trên thực tế, biến chứng đái tháo đường cũng như nguy hiểm của nó đã được đề cấp rất nhiều lần, nhưng tại sao nó lại trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng, trong khi các phương tiện chẩn đoán, điều trị đối với đái tháo đường ngày càng trở nên hiện đại?

BS Lương Lễ Hoàng trả lời:

Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho đái tháo đường là “cơn đại dịch của thế kỷ”. Khi nói về bệnh dịch, ai cũng biết rằng sẽ lây, bệnh tiểu đường không lây, nhưng lại lan nhanh như cơn đại dịch.

Chừng 20 năm trước, tỷ lệ bệnh tiểu đường trong dân số chừng 1-2%, nhưng hiện nay con số đó đã không dưới 10%, trong số này những người được phát hiện và điều trị không chiếm đến 1/3 - hoặc chưa biết, hoặc đã biết nhưng chưa điều trị, do đó sẽ khó tránh được biến chứng bệnh tiểu đường. Nhưng ngay cả nhóm đã được phát hiện và điều trị, ngay cả khi điều trị đàng hoàng, nghiêm túc theo đúng y lệnh của thầy thuốc cũng chiếm những tỷ lệ nghiêm trọng về mù mắt, đoạn chi, suy thận.

Nhiều người nghĩ rằng liệu có phải thuốc điều trị hay phương pháp điều trị không hiệu quả, nhưng điểm này không đúng. 30 năm về trước người ta biết rất ít về bệnh tiểu đường và những loại thuốc điều trị rất ít. Chính vì vậy là bệnh tiểu đường được đặt tên là “bệnh nhà giàu” - vì chỉ có tiền mới có cơ hội điều trị, hoặc là “bệnh khổ sở” - vì phải kiêng cữ đủ điều, chưa kể những bệnh nhân phải chích một ngày mấy liều insulin với những mùi kim to. Và lúc đó, bệnh tiểu đường được định danh là “bệnh nan y” - tức là sống ngày nào hay ngày ấy, còn nước còn tát.

Nhưng hiện nay, bệnh tiểu đường được chẩn đoán chỉ bằng giọt máu. Thuốc chích insulin cũng được cải thiện, thuốc uống hay hơn ngày xưa. Bây giờ tiểu đường không còn là bệnh nan y nữa.

Bệnh tiểu đường là do đường huyết cao. Nếu đường ở trong máu quá lâu sẽ sinh ra bệnh và từ đó dẫn đến những rối loạn sinh học khác khiến các biến chứng xảy ra.

Tuy nhiên, hiện đã có thuốc điều trị, hạ đường huyết cũng không khó, nhưng tại sao biến chứng vẫn xảy ra? Điều này khiến các thầy thuốc phải suy nghĩ và phát hiện thuốc hạ đường huyết có thể hạ đường huyết nhanh nhưng vẫn chưa là giải pháp rốt ráo. Vấn đề là cần làm sao để ổn định đường huyết, chứ không phải tìm cách để hạ. Xử lý được vấn đề này mới chặn đứng được biến chứng. Do đó, có nhiều thầy thuốc chọn quan điểm điều trị toàn diện cả về mặt tâm lý của bệnh nhân. Khi đó đường mới giảm nhưng ổn định, nghĩa là phòng ngừa nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Hiện nay, đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trong các loại bệnh, số bệnh đang gày càng gia tăng. Giống như BS Lương Lễ Hoàng đã chia sẻ, thuốc ngày càng hiệu quả, bác sĩ ngày càng giỏi nhưng bệnh ngày càng gia tăng. Vậy phải làm sao để “cầm chân”, đặc biệt là những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường, từ tim mạch, thần kinh, võng mạc…?

BS Lương Lễ Hoàng trả lời:

Sau khi người ta hiểu về bệnh và có những mô hình nghiên cứu lâu dài, theo những tiêu chí chính xác, khách quan và thực nghiệm, người ta mới nhận ra thuốc tân dược tuy hạ đường huyết nhanh nhưng không khéo. Khi đường huyết hạ nhanh, cơ thể sẽ phản ứng ngược lại đẩy đường huyết lên, nghĩa là insulin thay vì có cơ hội nghỉ ngơi thì lúc nào cũng phải “ứng chiến”.

Nhiều người từng nghĩ rằng mắc bệnh tiểu đường là do thiếu insulin, nhưng sau này thầy thuốc nhận ra ngay cả trong nhiều bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 2, lượng insulin không thiếu mà được tạo ra trong cơ thể ở dạng mất hoạt tính. Từ đó người ta mới nghiên cứu làm sao để hạ đường huyết tương đối, an toàn nhưng không quá cấp bách, đồng thời insulin hoạt động tối ưu.

Và người ta đã tìm ra những chất kiện toàn được những hoạt tính này, giải tỏa, phong bế những hoạt tính này. Gần đây người ta tìm những hoạt chất ổn định đường huyết phần lớn nằm ở những cây thuốc đã được biết lâu đời. Do đó, quan điểm dùng đông y chữa dứt bệnh tiểu đường là cường điều, bởi bệnh tiểu đường không có trong kinh điển của đông y, mà có những hội chứng giống vậy, như hội chứng viêm thần kinh ngoại biên, suy nhược thần kinh, tăng đường huyết… Có những cây thuốc cài trong phác đồ điều trị thì thuốc tân dược  thậm chí hay hơn, khéo hơn, thậm chí không cần lượng quá cao đến độ lệ thuộc, hay lo về phản ứng phụ hoặc độc tính của thuốc.

Hiện nay đó là khuynh hướng mà nhiều thầy thuốc phải làm, nghĩa là người bệnh tiểu đường cần phác đồ điều trị toàn diện, có hóa chất tổng hợp và dược thảo, hoạt chất lấy từ dược liệu thiện nhiên.

BS có thể chia sẻ thêm những thảo dược nào với những ác dụng như thế nào có thể ổn định đường huyết cho bệnh nhân đái tháo đường?

BS Lương Lễ Hoàng trả lời:

Với những công trình nghiên cứu cũng như sau khi đã sử dụng những hoạt chất trong các cây thuốc có tác dụng tương tự insulin như cơ thể dung nạp, không gây tình trạng lệ thuộc thuốc như insulin nguyên thủy (ngoài đái tháo đường type 1 cần insulin). Những thuốc tương tự insulin kinh điển khi kết hợp với hoạt chất thiên nhiên thì thuốc có tác đông hay hơn - nghĩa là thời gian khởi động tác dụng ngắn hơn, thời gian hiệu quả lâu hơn, khoảng cách đường huyết bật trở lại rất xa. Nhờ đó người bệnh có cuộc sống thoải mái hơn.

Do đó, hoạt chất hàng đầu trong các toa thuốc điều trị toàn diện là sử dụng các cây thuốc, khoáng tố giúp insulin kéo dài. Có thể kể đến như cây thìa canh, khoáng kẽm, sinh tố B dựa trên những công trình nghiên cứu có kết quả, chứ không dựa theo phỏng đoán hay lời đồn.

Lựa chọn thảo dược làm sao để hạn chế biến chứng của đái tháo đường thưa bác sĩ?

BS Lương Lễ Hoàng trả lời:

Trước đây bệnh tiểu đường nằm trong danh sách nan y và hiện nay đã được chuyển sang danh sách có thể phòng ngừa được biến chứng bằng những biện pháp chủ động như thay đổi hình thức sinh hoạt.

Trước đây người ta nghĩ làm sao kiếm ra được một chất uống hay điều trị như thế nào để hết bệnh tiểu đường, để mình có thể trở về chế độ ăn uống như trước. Nhưng đến nay cũng chưa có 1 thuốc chủng ngừa nào có thể tiêm để chữa khỏi bệnh này. Và nếu có cũng không để đáp ứng đủ vì số người cần hiện nay quá cao.

Vậy làm sao để sống chung hòa với tiểu đường suốt đời? Nếu bạn có kiêng cử thì cũng 1 chút thôi chứ đừng để tình trạng cả nhà ngồi ăn cơm mà mình phải ngồi 1 góc với những món ăn thậm chí thầy thuốc cũng nuốt không vào.

Nhất là làm sao đừng xảy ra biến chứng để bệnh nhân có thể sống lâu, nhưng không phải là sống bại liệt mà là để thưởng thức cuộc sống.

Bên cạnh đó, cũng cần phải bảo vệ các mạch máu nhỏ, bởi vì tiểu đường biến chứng nghiêm trọng do các mạch máu nhỏ bị trục trặc như xơ vữa, ở cầu thận, thành tim…. Cho nên điều trị bệnh tiểu đường phải làm cho mạch máu thông thoáng thì như vậy đã chủ động phòng chống được bệnh.

Với những dược thảo chúng ta sử dụng có tác dụng nào giúp thư giãn thần kinh cho bệnh nhân đái tháo đường bị stress trong quá trình điều trị không thưa bác sĩ?

BS Lương Lễ Hoàng trả lời:

Bệnh tiểu đường được gắn vào danh sách những căn bệnh hàng đầu dẫn tới tình trạng trầm uất. Vì khi biết có bệnh nghĩa là bạn phải uống thuốc, phải sống kiêng cử và luôn sống trong tình trạng lo lắng khi nào biến chứng xảy ra.

Thứ 2, nếu bệnh nhân sống quá buồn sẽ phong bế tất cả nội tiết tố mà nó đồng hành là bạn của Insulin, ngược lại nó sẽ giúp nội tiết tố chống Insulin bùng lên và từ đó khiến đường sẽ tăng cao hơn.

Trong các công thức của sản phẩm ứng dụng dược thảo để điều trị bệnh tiểu đường bao giờ cũng có 1 cây thuốc nào đó giúp bệnh nhân thư giãn thần kinh, đồng thời hỗ trợ thần kinh làm cho họ thấy yêu đời, lạc quan hơn.

Quá trình điều trị tiểu đường nếu không quan tâm đến tâm lý của bệnh nhân, nhất là không tìm cách giải quyết vấn đề stress đó thì phải cẩn thận, vì có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy bệnh tiểu đường không nặng nhưng chuyển biến thành nặng rất nhanh và có biến chứng ở những bệnh nhân bị ảnh hưởng tâm lý.

Tại sao khi sử dụng thảo dược như yếu tố hỗ trợ thì người ta lại quan tâm đến việc tưởng chừng không liên quan đái thái đường đó là những tác động biến dưỡng chất béo. Hai yếu tố này có liên quan gì và hỗ trợ như thế nào trong quá trình điều trị cho bệnh nhân?

BS Lương Lễ Hoàng trả lời:

Bệnh tiểu đường là tình trạng đường trong máu cao hơn bình thường và trở về định mức bình thường chậm hơn bình thường. Đáng lẽ không nguy hiểm nếu như rối loạn biến dưỡng chất đường không bị chuyển qua rối loạn biến dưỡng chất béo.

Khi một người có lượng đường trong máu cao, vì thiếu Insulin, thiếu yếu tố nào đó để chuyển đường đó từ trong máu vào bắp thịt để bắp thịt đốt cháy gọi là thoái biến chất đường để tạo ra năng lượng. Do vậy lượng đường sẽ dễ biến thành chất béo.

Và chất béo của chất đường biến ra, nếu chất đường thông thường mà trong trạng thái khỏe mạnh thì tạo cho mình chất béo có cả chất béo tốt, chứ không hẳn là xấu hoàn toàn.

Nhưng chất đường ứ trong máu để biến thành bệnh tiểu đường, thì chất đường đó khi biến sang dạng chất béo sẽ khó bị phân giải, ký gửi ở thành bụng, vòng số 3 làm xơ vữa mạch máu và chất mỡ khiến bệnh nhân đột quỵ.

Nếu trong bài thuốc sử dụng hay trong công thức thuốc thành phẩm điều trị tiểu đường gọi là hỗ trợ bằng dược liệu thiên nhiên, nếu thiếu đi yếu tố điều chỉnh rối loạn biến chuyển chất béo là một thiếu sót rất nghiêm trọng.

Do đó, người ta sẽ thường sử dụng các cây thuốc giúp thanh lọc cơ thể chẳng hạn như lợi tiểu nhẹ để không bị ứ chất độc trong thận hay hạ mỡ máu và hạn chế việc gan thận phải hoạt động quá nhiều.

Tại sao lại phải quan tâm đến nội tiết tố trong việc điều trị bệnh tiểu đường thưa bác sĩ?

BS Lương Lễ Hoàng trả lời:

Khi người ta làm thống kê để xem trong các độ tuổi thì độ tuổi nào dễ bị tiểu đường hay có tỉ lệ cao nhất, thì ghi nhận ở 2 nhóm là nam giới bước vào giai đoạn gần về hưu, nghĩa là khi hội chứng mãn dục nam đã rõ nét và hội chứng ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Điều này không khó hiểu, vì khi nội tiết tố giới tính của nam và nữ bị giảm xuống sẽ làm cơ thể diễn dịch sai lệch và ngay tức khắc phản ứng bằng cách phong bế hoạt tính của Insulin. Do đó những người ở giai đoạn này, kèm với áp lực tâm lý hoặc bệnh lý khác chưa được điều trị triệt để thì đường huyết sẽ rất rối loạn.

Và ở tuổi này thường sẽ ít vận động hơn nên lượng đường trong máu cao, nhưng vì không vào bắp thịt được thì kết quả là nó sẽ ở lại tích lũy đến gây nên căn bệnh tiểu đường.

Nếu người đàn ông bị thiếu nội tiết tố nam tính trầm trọng không chỉ bị bệnh tiểu đường mà còn mau bị biến chứng hơn những người bệnh nhân nam giới tuy cũng bị tiểu đường nhưng không thiếu hụt nội tiết.

Điều đó còn rõ hơn ở phụ nữ mãn kinh thì nội tiết hầu như không còn gì nữa thì bệnh tiểu đường thậm chí phát tán nhanh hơn.

Chính vì vậy, những thầy thuốc điều trị tiểu đường hiện nay đã kết hợp với những thuốc hay liệu pháp điều chỉnh nội tiết tố giới tính.  Tuy nhiên cho nam giới khác và nữ giới khác, thì việc sử dụng đó sẽ là biện pháp giúp đường huyết không bị dao động và ít gặp biến chứng.

Kết thúc chương trình, bác sĩ có chia sẻ điều gì tới bạn đọc AloBacsi?

BS Lương Lễ Hoàng trả lời:

Khuynh hướng điều trị tiểu đường vẫn đang chiếm ưu thế là chích Insulin sẽ làm đường xuống, như vậy bệnh nhân có thể yên tâm không bị biến chứng.

Nhưng hiện nay cũng có kết quả thống kê lâu dài của Đại học Mannheim (Cộng hòa liên bang Đức) ghi nhận hình ảnh có vẻ nghịch lý rằng những người chích Insulin đầy đủ vẫn không thể phòng tránh được biến chứng.

Tệ hơn nữa là có những báo cáo cho thấy vì những người chích Insulin nên họ ỷ y và ăn ít kiêng cữ, ít vận động nên biến chứng cao hơn.

Hiện nay thuốc uống mục đích là hạ đường huyết, nhưng khó khăn là bệnh nhân không phải lúc nào cũng biết đường huyết cao hay thấp. Có những khoảng cách trong ngày đường huyết dao động thì bệnh nhân cũng phải đợi đúng giờ mới uống thuốc.

Nghiên cứu cho thấy khi bệnh nhân điều trị tiểu đường có kết hợp với những dược thảo trên nguyên tắc tối ưu hóa hoạt tính Insulin, sẽ chống chất béo, thư giãn thần kinh, chống trầm uất, bảo vệ mạch máu và nhất là kháng oxy hóa.

Bởi vì trong bệnh tiểu đường các phế phẩm đó chính là chất oxy hóa làm tế bào rỉ sét khiến cho người bệnh già trước tuổi theo.

Đã có ghi nhận rằng những bệnh nhân chỉ số xét nghiệm HbA1c xấu, nhưng sau thời gian điều trị kết hợp thì HbA1c được cải thiện rất rõ và thậm chí trở về định mức bình thường.

Các bệnh nhân có HbA1c ổn định hầu như ít gặp biến chứng hay lâu gặp biến chứng. Và quan trọng là coi trọng cả yếu tố tâm lý trong việc điều trị tiểu đường, khi bệnh nhân cảm thấy lạc quan, vui tươi nghĩa là đã làm chậm được biến chứng.

Trân trọng cảm ơn Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường Gluco Resistance - Teresa Herbs đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X