Hotline 24/7
08983-08983

Biến chứng tim mạch - “Sát thủ thầm lặng” của bệnh nhân tiểu đường type 2

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Một trong những biến chứng tim mạch nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2 là bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim cục bộ và nhồi máu cơ tim). Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường. Biến chứng mạch vành ở bệnh nhân tiểu đường rất nguy hiểm vì giai đoạn đầu thiếu máu cục bộ cơ tim thường diễn ra thầm lặng.

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ thường gặp những biến chứng cấp tính như tăng hay hạ đường huyết. Những biến chứng mạn tính này nguy hiểm trên nhiều cơ quan khác nhau như mắt, thận, thần kinh, tim mạch, não, các mạch máu ở chi.

Biến chứng trên hệ thống tim mạch (bệnh tim mạch xơ vữa) là biến chứng dễ gặp trên bệnh nhân tiểu đường, vì chứng bệnh này khiến cho quá trình xơ vữa mạch máu xảy ra sớm hơn và tiến triển nặng hơn.

Bệnh tim mạch xơ vữa gây ra hậu quả nặng nề và là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các biến chứng tim mạch đôi khi rất mơ hồ và không có biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy, biến chứng tim mạch ở người tiểu đường được coi như một “sát thủ thầm lặng”.

I. Cơn đau tim thầm lặng là gì?

Nhồi máu cơ tim thầm lặng là một cơn đau tim ở mức độ tối thiểu hoặc không có triệu chứng liên quan. Do không có các triệu chứng cảnh báo, người bệnh có nguy cơ gặp phải biến cố tim mạch lớn mà không hay biết.

Thay vào đó, người bệnh thường lầm tưởng các dấu hiệu như mệt mỏi hoặc khó chịu nhẹ ở ngực là do các bệnh như cảm cúm hoặc khó tiêu.

Cơn đau tim có thể đi kèm với một số triệu chứng rõ ràng như đau và áp lực vùng ngực hoặc đau ở cánh tay, cổ hoặc hàm. Tuy nhiên, trong gần 50% trường hợp đau tim lại không xuất hiện kèm theo các triệu chứng này. Trên thực tế, các triệu chứng xuất hiện có thể nhẹ và không đáng kể đến mức không cảm nhận được nhiều.

Mặc dù không có triệu chứng, các cơn đau tim thầm lặng có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như: Để lại các mô sẹo; làm suy yếu tim; tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim nghiêm trọng hơn.

Vì lý do này, điều quan trọng là bạn cần chú ý đến tất cả các dấu hiệu tiềm ẩn. Những dấu hiệu dường như không đáng kể, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

II. Những dấu hiệu nào cảnh báo nguy cơ đau tim?

Bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng thường khó để bệnh nhân nhận ra mình đang mắc bệnh. Vì bệnh không có triệu chứng điển hình là các cơn đau thắt ngực. Một số dấu hiệu cảnh báo mà bệnh nhân tiểu đường type 2 nên chú ý như: Khó thở; ợ hơi nóng, khó tiêu, buồn đi cầu nhưng không đi được; buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, đổ mồ hôi lạnh vùng đầu cổ; cơ thể đột nhiên yếu đi, mệt mỏi, uể oải, kiệt sức; có cảm giác khó chịu ở ngực, như có vật đè ép trong vài phút. Chúng có thể biến mất hoàn toàn hoặc tái diễn nhiều lần; có cảm giác khó chịu ở các vùng trên cơ thể. Đặc biệt, đau 1 hoặc cả 2 cánh tay, đau lưng, hàm hoặc cổ.

Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, người bệnh nên đi bệnh viện kiểm tra sớm để phát hiện kịp thời.

III. Vì sao tiểu đường type 2 làm tăng nguy cơ đau tim thầm lặng?

Các biến chứng tim mạch thường xuất hiện do sự tổn thương xơ vữa động mạch của các mạch máu lớn và vừa. Bệnh tiểu đường type 2 làm cho quá trình xơ vữa động mạch của các động mạch lớn. Vừa xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh hơn ở những người không mắc phải chứng bệnh này.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 thường mắc kèm các bệnh lý có yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch. Ví dụ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì, lối sống ít vận động.

Bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh nên nhận diện các cơn đau khác kém hơn hoặc không có khả năng nhận diện. Điều này khiến người bệnh khó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời và hiệu quả.

Do biến chứng tim mạch thầm lặng nên bệnh nhân tiểu đường type 2 cần phải tuân thủ điều trị đúng, đủ, lâu dài và liên tục. Bệnh nhân tiểu đường type 2 cần kiểm soát đường huyết tốt, theo dõi HbA1c 3 tháng/lần. Cùng các bệnh lý kèm theo như: kiểm soát huyết áp, mỡ máu,… và xây dựng lối sống khoa học để phòng ngừa biến chứng.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gặp biến chứng tim mạch do tiểu đường gồm: Tăng huyết áp; rối loạn lipid máu (lượng cholesterol trong máu cao); lười vận động, béo phì và đặc biệt là béo bụng; hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu; trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch; người lớn tuổi với nam >55 tuổi và nữ 65 tuổi. Đặc biệt là nữ sau thời kỳ mãn kinh tỉ lệ sẽ tăng cao.

Xem thêm: Biến chứng tiểu đường type 2 lên tim mạch không nên xem nhẹ

IV. Làm thế nào để phòng ngừa các biến chứng tim mạch do tiểu đường

Để phòng ngừa, kiểm soát các biến chứng tim mạch, người bệnh cần:

Thăm khám bác sĩ định kỳ: Tuân thủ điều trị và theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để người bệnh có thể kiểm soát tốt được đường huyết, huyết áp, lipid máu.

Chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ: Giảm ăn muối, tinh bột, chất béo, đạm và tăng ăn rau xanh và các thực phẩm tươi sống…, để giúp giảm cân, giảm vòng bụng. Không sử dụng rượu bia, không hút thuốc hay các chất kích thích.

Luyện tập thể dục hằng ngày: Tăng cường vận động và điều độ tránh quá sức để giúp cải thiện hệ thống hô hấp và tim mạch.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X