Hotline 24/7
08983-08983

Bị thú cưng cắn có phải tiêm phòng?

Em bị con chó khoảng 5-6 tháng tuổi cắn ở tay phải khi đùa giỡn với nó, đến nay được 3-4 ngày rồi ạ. Vết cắn không chảy máu nhưng bị xước da lên có rướm máu và sưng đỏ, qua vài ngày thì hết sưng và nó gần như đóng vẩy lại. Em có rửa vết thương với nước sạch nhưng chỉ rửa sơ qua. Mấy hôm nay em theo dõi thấy chó vẫn bình thường. Trước kia em đã từng bị chó cắn và em có tiêm phòng rồi ạ. Vậy cho em hỏi với vết thương này em có cần đến bệnh viện tiêm phòng không? Và qua nhiều ngày rồi em đi tiêm phòng thì có ngừa được bệnh dại không ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Việc em có rửa tay sau khi bị cắn cũng là cách để giảm lượng virus xâm nhập cơ thể (nếu có) nhưng em cần lưu ý là rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng nhiều lần, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát trùng như cồn, dung dịch I-ot.

Trường hợp của em vết cắn khá nhẹ và cũng đã lành sau 3-4 ngày, ở thời điểm đó con chó vẫn sống bình thường, không có dấu hiệu nghi ngờ dại đúng không? Ở khu vực nơi em sống gần đây có phát hiện chó dại hay không? Nếu không có những biểu hiện này thì em cần theo dõi con chó đủ 10-14 ngày để xác định chính xác việc mình có nên tiêm phòng hay không. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, bỏ nhà đi… thì em phải đến điểm tiêm phòng dại để được điều trị dự phòng ngay. Nếu sau 14 ngày kể từ khi em bị cắn mà con chó vẫn sống bình thường thì không cần điều trị dự phòng.

Việc em đã tiêm phòng trước đây nhưng nếu lần này con chó bị dại hoặc có biểu hiện bệnh dại như kể trên thì vẫn cần phải đến trung tâm y tế dự phòng để các bác sĩ có hướng đánh giá cụ thể hơn cho việc em có cần tiêm phòng lại hay không. Cho dù là con vật rất gần gũi nhưng mỗi khi giao tiếp em cũng không nên để những tình huống tương tự sảy ra để giữ gìn sức khỏe của bản thân em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Chó cắn xước da có cần chích ngừa vắc xin phòng dại?

>> Tiêm vắc xin ngừa dại sau 1 tuần bị chó cắn có an toàn?

Sơ cứu khi bị chó cắn sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết cắn.

- Nếu da bạn bị xước, hãy rửa vùng đó bằng nước ấm và xà phòng.

- Nếu vết cắn chảy máu, hãy đắp một miếng vải sạch lên vết thương và ấn nhẹ xuống để cầm máu.
Tất cả các vết thương do chó cắn, ngay cả những vết thương nhỏ, cần được theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi chúng được chữa lành hoàn toàn.

Nếu vết thương trở nên tồi tệ hơn, bạn cảm thấy đau hoặc bị sốt, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Cần tiêm ngay vaccine phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

- Vết cắn ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục.

- Khi bị chó dại cắn, chó có biểu hiện dại hay địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh, nạn nhân cũng cần đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà phải theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

- Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh - trung ương.

- Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh.

Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn, nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích thì bạn nên nhanh chóng đi tiêm vaccine phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải tiêm phòng dại nữa.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X