Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh tiểu đường biến chứng đến xương khớp: Ngăn ngừa sớm kẻo tàn phế

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của hệ thống cơ quan vận động: cơ, xương và mô liên kết. Các bệnh khác bao gồm teo cơ, loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương, hội chứng ống cổ tay, viêm dính khớp vai, ngón tay cò súng và hạn chế vận động khớp. Giống như tất cả các bệnh mãn tính khác, bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người đái tháo đường.

I. Tại sao người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp?

Bệnh tiểu đường có thể tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp ở người tiểu đường type 1, type 2 theo nhiều cách:

Rối loạn chuyển hóa đường, chất béo, chất đạm gây lắng đọng collagen tại các khớp, đặc biệt là các khớp vận động như ngón tay, bàn tay, đầu gối. Lượng collagen cao sẽ khiến các khớp bị co rút, khó vận động.

Bệnh tiểu đường gây tổn thương thần kinh điều khiển hoạt động và mạch máu nuôi dưỡng các khớp xương.

Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch kém cộng thêm môi trường đường máu cao làm tăng nguy cơ viêm khớp.

Tình trạng thừa cân (thường xảy ra ở người mắc tiểu đường tuýp 2) gây áp lực lên các khớp xương.

Người mắc bệnh tiểu đường thường có mật độ xương thấp hơn người bình thường nên nguy cơ bị loãng xương, gãy xương cũng cao hơn.

II. Nguyên nhân bệnh tiểu đường biến chứng đến xương khớp là gì?

Các biến chứng cơ xương khớp của bệnh nhân bệnh tiểu đường thường do tổn thương thần kinh và mạch máu kết hợp với sự suy giảm đề kháng giúp cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn. Mật độ xương của bệnh nhân đái tháo đường thấp hơn 20-30% so với người bình thường

Rối loạn chuyển hóa đường, chất béo, chất đạm gây lắng đọng collagen tại các khớp. Đặc biệt là các khớp vận động như ngón tay, bàn tay, đầu gối. Lượng collagen cao sẽ khiến các khớp bị co rút, khó vận động

Gây tổn thương thần kinh điều khiển hoạt động và mạch máu nuôi dưỡng các khớp xương

Người bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch kém. Thêm môi trường đường máu cao làm tăng nguy cơ viêm khớp

Tình trạng thừa cân gây áp lực lên các khớp xương

Người mắc bệnh tiểu đường thường có mật độ xương thấp hơn người bình thường. Nguy cơ bị loãng xương, gãy xương cũng cao hơn.

III. Dấu hiệu các biến chứng về cơ xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh thường tiến triển âm thầm, lúc đầu người bệnh chỉ có cảm giác khó khăn khi co duỗi ngón tay cho đến khi ngón tay hoàn toàn cong gập và đau buốt. Cụ thể từng biến chứng như sau:

Hội chứng ngón tay lò xo (ngón tay cò súng): Ngón tay bị co cứng, gập lại như động tác bóp cò súng. Người bệnh không thể tự duỗi thẳng ngón tay, mà phải dùng bàn tay khác bẻ từng ngón.

Hội chứng bàn chân chim (bệnh dupuytren): Các gân gấp ở lòng bàn tay dày lên, khiến các ngón tay hay cả bàn tay bị co rút, co quắp lại như bàn chân chim.

Hội chứng đông cứng khớp vai: Khoảng 20% người tiểu đường gặp phải biến chứng này với các triệu chứng như khó dang rộng, xoay vai ra trước sau hay đưa tay lên cao quá đầu. Thậm chí bệnh còn gây đau âm ỉ.

Bàn chân Charcot: Ban đầu chỉ có dấu hiệu là những vùng da sưng đỏ bất thường trên da bàn chân kèm cảm giác tê bì, ngứa ran. Nhưng lâu dần bàn chân sẽ từ từ biến dạng. Lòng bàn chân cong thành hình võng, ngón chân quặp về bên trong.

Hội chứng vai tay: Hội chứng này khiến người bệnh đau dọc từ vai xuống bàn tay và các ngón tay, gây đau dữ dội kèm theo triệu chứng bàn tay đỏ tím, sưng phù và teo cơ ở giai đoạn muộn.

Hội chứng ống cổ tay, cổ chân: Hội chứng này gây tê nhức, đau đớn ở bàn tay hoặc bàn chân, đặc biệt khi vận động, gấp duỗi cổ tay, cổ chân liên tục như cầm nắm đồ vật, lái xe, đánh máy tính.

Loãng xương: Tình trạng này thường gặp ở người tiểu đường type 1. Người bệnh bị đau âm ỉ vùng lưng, đau dọc xương sống và lan ra hai bên, có cảm giác nhức ở bên trong xương, đôi lúc kèm theo chuột rút. Cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi như nằm hoặc ngồi, tăng cảm giác đau khi đứng, ngồi lâu hoặc vào thời điểm nửa đêm gần sáng.

Khi xuất hiện tình trạng đau mỏi hay co cứng xương khớp, cần đến gặp bác sĩ sớm để xử trí càng sớm, cơ hội lành bệnh càng cao.

Xem thêm: 10 thắc mắc thường gặp về bệnh đái tháo đường

IV. Làm thế nào để phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường đến xương khớp?

Ổn định đường huyết sớm là giải pháp tốt nhất, là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa các biến chứng cơ xương khớp ở bệnh nhân tiểu đường. Theo đó, áp dụng chế độ ăn, tập thể dục, dùng thuốc. Sử dụng các sản phẩm thảo dược an toàn hợp lý là cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết và huyết áp.

A. Xây dựng thói quen lành mạnh

Ăn uống khoa học: nên ưu tiên thực phẩm nhiều canxi như sữa ít đường, cá, đậu phụ, rau lá xanh sẫm… để tránh loãng xương

Giảm cân nếu thừa cân để phòng ngừa viêm khớp

Chăm sóc bàn chân hàng ngày: Người có biến chứng xương khớp sẽ có nguy cơ loét nhiễm trùng bàn chân cao hơn. Vì vậy, cần kiểm tra chân hàng ngày, chọn giày tất vừa vặn và giữ bàn chân sạch sẽ, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, xước, vết thâm, chai… và kịp thời thăm khám bác sĩ.

B. Tập luyện đúng cách

Việc lựa chọn bài tập phù hợp sẽ vừa giúp kiểm soát đường huyết vừa tránh tạo áp lực lên các khớp xương

Tốt nhất nên thực hiện các bài tập như: Tập đạp xe đạp trên không (nằm ngửa, giơ cao hai chân và thực hiện động tác như đang đạp xe); tập hít thở hay bơi lội; tập các động tác cử động vai lên xuống, xoay vai ra trước sau nhẹ nhàng; tập nắm, duỗi bàn tay (nắm bóng) nếu bàn tay bị co cứng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X