Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh rộp da do tiểu đường: Nhận biết để phòng ngừa hiệu quả

Nếu bạn bị tiểu đường và trải nghiệm các đợt phát ban rộp da tự phát, chúng có thể là bệnh rộp da do tiểu đường, còn gọi là phỏng rộp tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường bóng nước. Mặc dù các nốt rộp da có thể báo động khi bạn phát hiện ra chúng lần đầu, nhưng chúng không gây đau và thường tự lành lại mà không để lại sẹo.

I. Làm thế nào để nhận biết bệnh rộp da do tiểu đường?

Bệnh rộp da do tiểu đường thường xuất hiện trên chân, bàn chân và ngón chân. Hiếm hơn, chúng xuất hiện trên bàn tay, ngón tay và tay.

Nốt rộp do bệnh tiểu đường có thể lớn đến 152mm, mặc dù chúng thường nhỏ hơn. Chúng thường được mô tả giống như nốt rộp khi bạn bị bỏng, chỉ có điều không gây đau đớn. Rộp da do tiểu đường ít khi xuất hiện một nốt rộp duy nhất. Thay vào đó, chúng mọc hai bên hoặc thành các cụm. Vùng da xung quanh nốt rộp thường không bị đỏ hoặc sưng. Nếu có dấu hiệu đỏ hay sưng, bạn nên gặp bác sĩ ngay. Nốt rộp tiểu đường có chứa dịch trong, vô trùng và rất ngứa.

Bệnh nhân tiểu đường type 1 thường có biến chứng này. Tuy nhiên, rộp da do tiểu đường cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Rộp da do tiểu đường là hiếm gặp. Bệnh gặp ở nam giới với tỷ lệ gấp 2 lần ở nữ giới.

II. Tại sao người mắc bệnh tiểu đường có thể bị rộp da?

Bệnh rộp da có thể không rõ nguyên nhân. Nhiều tổn thương xuất hiện mà không có chấn thương. Bạn mang giày không vừa cũng có thể gây da rộp. Nhiễm nấm candida albicans là một nguyên nhân phổ biến gây rộp da ở những người có bệnh tiểu đường.

Bạn có nhiều khả năng bị rộp da do tiểu đường nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt. Những người bị bệnh thần kinh do tiểu đường, tổn thương thần kinh làm giảm cảm giác đau, dễ bị rộp da do tiểu đường. Bệnh động mạch ngoại vi cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh.

III. Làm thế nào để nhận biết bạn có bị rộp da do tiểu đường?

Bệnh rộp da do tiểu đường thường xuất hiện trên chân, bàn chân và ngón chân. Hiếm hơn, chúng xuất hiện trên bàn tay, ngón tay và tay.

Nốt rộp do bệnh tiểu đường có thể lớn đến 6 inch (152mm), mặc dù chúng thường nhỏ hơn. Chúng thường được mô tả giống như nốt rộp khi bạn bị bỏng, chỉ có điều không gây đau đớn. Rộp da do tiểu đường ít khi xuất hiện một nốt rộp duy nhất. Thay vào đó, chúng mọc hai bên hoặc thành các cụm. Vùng da xung quanh nốt rộp thường không bị đỏ hoặc sưng. Nếu có, hãy gặp bác sĩ ngay. Nốt rộp tiểu đường có chứa dịch trong, vô trùng và rất ngứa.

Bệnh nhân tiểu đường type 1 thường có biến chứng này. Tuy nhiên, rộp da do tiểu đường cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường type 2.

Rộp da do tiểu đường là hiếm gặp. Bệnh gặp ở nam giới với tỷ lệ gấp hai lần ở nữ giới.

IV. Rộp da do tiểu đường khi nào cần gặp bác sĩ?

Liên lạc với bác sĩ nếu bạn có những vết rộp. Hầu hết các nốt rộp sẽ tự lành lại, nhưng có nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp. Nếu có các triệu chứng: Đỏ xung quanh nốt rộp sưng nóng tại vùng tổn thương đau sốt đi kèm với các triệu chứng trên, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được khám và điều trị.

Xem thêm: Da khô do biến chứng tiểu đường - Làm sao để phòng ngừa?

V. Làm thế nào để điều trị rộp da do tiểu đường?

Do nguy cơ nhiễm trùng và loét khi bạn bị tiểu đường, bạn có thể muốn gặp bác sĩ da liễu để loại trừ tình trạng da nghiêm trọng hơn. Theo một bài báo trong Lâm sàng bệnh tiểu đường, rộp da do tiểu đường thường lành trong 2 – 5 tuần mà không cần sự can thiệp.

Các chất dịch trong nốt rộp là vô trùng. Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn không nên tự chọc thủng nốt rộp, mặc dù nếu tổn thương quá lớn, bác sĩ có thể dẫn lưu dịch. Điều này sẽ giữ cho làn da còn nguyên vẹn như một lớp phủ cho các vết thương, trường hợp nốt rộp vô tình bị vỡ là hiếm.

Nốt rộp có thể được điều trị bằng kem hoặc mỡ kháng sinh và băng bó để bảo vệ chúng không bị thương thêm. Bác sĩ có thể kê toa kem steroid nếu bị ngứa trầm trọng.

Cuối cùng, giữ lượng đường trong máu trong tầm kiểm soát là bước quan trọng nhất bạn có thể làm để phòng ngừa bệnh rộp da do tiểu đường hoặc làm tăng tốc độ chữa lành nếu bạn đã bị rộp.

VI. Phòng ngừa rộp da do tiểu đường như thế nào?

Điều quan trọng là phải cảnh giác về tình trạng da nếu bạn có bệnh tiểu đường. Nốt rộp và tổn thương có thể không được chú ý nếu bạn có bệnh lý thần kinh.

Bạn có thể thực hiện các cách sau đây để phòng ngừa rộp và tránh phát triển nhiễm trùng thứ cấp khi người bệnh có các tổn thương: Kiểm tra bàn chân kỹ lưỡng mỗi ngày; bảo vệ đôi chân khỏi bị tổn thương bằng cách luôn mang giày và vớ; đi giày không quá chật; mang giày mới từ từ; mang bao tay khi sử dụng kéo, dụng cụ cầm tay, thiết bị làm vườn có thể gây ra rộp; ánh sáng tia cực tím gây ra rộp ở một số người. Thoa kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.

Khi mắc bệnh rộp da do tiểu đường, người bệnh không chạm vào vết rộp để tránh bị tổn thương da. Nếu bạn có thể kiểm soát đường huyết tốt, làn da bạn sẽ trở lại như xưa.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X