Bất đồng khúc xạ: Biết và điều trị
Khúc xạ hai mắt không đều, dễ có nguy cơ đưa đến nhược thị bên mắt kém hơn.
Biểu hiện
Bất đồng khúc xạ hay còn gọi là khúc xạ hai mắt không đều (anisometropia), đây là sự chênh lệch khúc xạ 2 mắt từ 2D trở lên, bất kể là tật khúc xạ cầu hay loạn thị. Dấu hiệu biểu hiện của tình trạng bất đồng khúc xạ thường gặp, đó là hay nhắm một bên mắt khi đọc bài hoặc xem ti vi; trẻ hay nhìn nghiêng đầu, có thể bị lé; trẻ không thích các hoạt động liên quan đến thị giác gần như tô màu, vẽ hình, tập đọc; hay đọc nhảy hàng, phải dùng ngón tay dò chữ... Khi bác sĩ khám, che một mắt thị lực cho khác nhau, bên rõ, bên mờ.
Qua thực tế khám mắt định kỳ hằng năm ở các trường học, bộ phận chuyên môn nhận thấy tỷ lệ tật khúc xạ ngày càng gia tăng. Trong đó đáng quan tâm là hiện tượng bất đồng khúc xạ. Nếu như những trường hợp này không được phát hiện sớm và hướng dẫn điều trị đúng, hình ảnh ở một bên mắt sẽ không rõ như mắt kia, nguy cơ dẫn đến nhược thị bên mắt kém hoặc không hoàn chỉnh được thị giác hai mắt. Hậu quả là song thị hoặc lé một bên mắt.
Chữa trị
Giảm thị lực do tật khúc xạ học đường là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực có thể khắc phục được. Do đó, khi trẻ có tật khúc xạ nếu được chỉnh kính đúng lúc và đúng độ sẽ giúp trẻ nhìn được rõ hơn và học tốt hơn. Còn việc điều trị bất đồng khúc xạ chủ yếu là điều chỉnh bằng quang học: đeo kính gọng, mang kính sát tròng; khi lớn (trên 18 tuổi) có thể phẫu thuật. Điều trị các trường hợp bất đồng khúc xạ càng sớm thì càng có kết quả. Đối với trẻ nhỏ có khúc xạ hai mắt không đều cần được chỉnh toàn bộ độ chênh lệch khúc xạ đo với liệt điều tiết, bất kể tuổi, độ lé, độ chênh lệch khúc xạ.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình