Hotline 24/7
08983-08983

AstraZeneca tiến gần hơn với một loại thuốc điều trị ung thư phổi quan trọng mới

Dữ liệu mới trên nhiều phác đồ điều trị tiên tiến khác nhau thể hiện cam kết của AstraZeneca trong việc định nghĩa lại kết quả điều trị ung thư phổi.

Hội nghị Ung thư Phổi Thế giới là hội thảo hàng đầu không chỉ để trình bày khoa học mới mà còn là những cơ hội kết nối mang tính độc đáo.

AstraZeneca đạt được những bước tiến cụ thể trong việc phát triển các thuốc điều trị ung thư phổi đang có mặt trong thực hành lâm sàng và các thuốc đang trong quá trình nghiên cứu tại Hội nghị Thế giới về Ung thư Phổi (WCLC) 2023 của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Phổi Quốc tế (IASLC), được tổ chức tại Singapore từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 9 năm 2023.

Hơn 40 tóm tắt về kết quả nghiên cứu của 8 thuốc khác nhau, gồm thuốc đã được cấp phép và các thuốc đang được nghiên cứu của AstraZeneca, đã được báo cáo tại hội nghị, chẳng hạn như liệu pháp trúng đích cho các đột biến thường gặp trong ung thư phổi, bao gồm EGFR và HER2, cũng như thuốc liên hợp kháng thể (ADC) kết hợp với liệu pháp miễn dịch.

Tại AstraZeneca, chúng tôi thúc đẩy cam kết của mình trong việc tăng cường sàng lọc ung thư phổi, chẩn đoán kịp thời và đưa ra các phương pháp điều trị cho các giai đoạn sớmcủa bệnh ung thư phổi. Điều này bao gồm việc mang đến những hiểu biết khác biệt về cơ chế nền tảng của bệnh ung thư phổi, ngay từ giai đoạn sớm, giai đoạn mà chúng tôi mong muốn giúp bệnh nhân sống lâu hơn và không bị tiến triển – đến giai đoạn muộn, giai đoạn mà chúng tôi hướng đến việc kéo dài một cách có ý nghĩa thời gian sống của người bệnh

"Với những thông tin mới nhất có được, chúng ta đang thực hiện một bước tiến quan trọng trong việc định hình tương lai của phương pháp điều trị ung thư phổi và cung cấp bằng chứng thuyết phục về tiềm năng của các liệu pháp điều trị khác nhau của chúng tôi trong việc nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân ở các giai đoạn khác nhau của bệnh. Tiến bộ này tiếp thêm động lực cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của AstraZeneca trên toàn cầu và tại Việt Nam trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư phổi. Chúng tôi cam kết trong việc nâng cao nhận thức, tăng cường tỷ lệ sàng lọc và chẩn đoán sớm, đồng thời tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ y tế thông qua các chương trình “Vì lá phổi khỏe” và “Thương phổi”, cũng như vượt qua những ranh giới của khoa học để đem đến các loại thuốc giúp thay đổi cuộc sống. Tôi tin tưởng rằng, thông qua những nỗ lực chung, chúng ta có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của vô số bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam và trên toàn thế giới”, ông Nitin Kapoor, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam chia sẻ.

Ông Nitin Kapoor - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam tại sự kiện ra mắt “Vì lá phổi khỏe” vào tháng 8 vừa qua.

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các trường hợp tử vong liên quan đến ung thư trên toàn cầu, ước tính khoảng 1,8 triệu ca tử vong trong năm 2020. Các yếu tố môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí – và đang bị trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu cũng có khả năng góp phần trong diễn tiến ung thư phổi trên toàn cầu. Các yếu tố dịch tễ học đa dạng trên thế giới đòi hỏi phương pháp điều trị chuyên biệt. Ở châu Á, ngày càng nhiều người không hút thuốc, đặc biệt là các phụ nữ trẻ lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Ngoài ra, sự phổ biến của các yếu tố liên quan đến hệ gen đặc trưng ở Châu Á lại khác với người dân các nước phương Tây. Dân số châu Á có tần suất mang thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) cao hơn và tần suất đột biến gen KRAS (Đột biến gen gây ung thư của virus Kirsten sarcoma) thấp hơn.

Giáo sư Pan-Chyr Yang, Khoa Nội, Đại học Y khoa, Đại học Quốc gia Đài Loan, cho biết: “Khuyến nghị được đồng thuận từ các chuyên gia kêu gọi những thay đổi khẩn cấp để bắt đầu các chương trình sàng lọc với chụp CT liều thấp cho người có nguy cơ mắc ung thư phổi trên toàn châu Á. Điều quan trọng là phải áp dụng những phương pháp sàng lọc có độ nhạy cao hơn trong toàn khu vực, và thúc đẩy việc phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm, khi mà người bệnh còn có khả năng được chữa khỏi cao hơn.”

AstraZeneca cam kết trong việc giải quyết một trong những thách thức y tế lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt và cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người. Sự hợp tác trong cộng đồng khoa học đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện kết quả điều trị của người bệnh. AstraZeneca đã và đang hợp tác với các cơ quan và đơn vị có thẩm quyền để đảm bảo các giải pháp tiến bộ có thể đến với từng bệnh nhân, ở bất cứ nơi đâu. Thông qua những công nghệ tiên tiến nhất và những hiểu biết sâu sắc, AstraZeneca cung cấp cho bệnh nhân và bác sĩ các lựa chọn mới, cho phép gia tăng cơ hội sống cho người bệnh.

Hướng tới mục tiêu loại bỏ ung thư như 1 nguyên nhân gây tử vong, AstraZeneca đang đầu tư vào việc sàng lọc sớm – yếu tố quan trọng để phát hiện sớm và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư phổi. Năm 2023, lần đầu tiên chúng ta có một tài liệu đồng thuận đưa ra các khuyến nghị về sàng lọc ung thư phổi ở châu Á, được xây dựng và công bố bởi LAA (Liên minh tham vọng phổi), là một liên minh toàn cầu mà mà AstraZeneca là một thành viên sáng lập, hướng tới mục tiêu thúc đẩy nhanh các tiến bộ và đem đến những sự cải thiện trong điều trị và hơn thế nữa cho bệnh nhân ung thư phổi.

Tại Việt Nam, AstraZeneca đã hợp tác với 6 bệnh viện trên cả nước nhằm hỗ trợ thí điểm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trên X-quang phổi. Chương trình này là một phần trong dự án sàng lọc và chẩn đoán sớm ung thư phổi toàn cầu của AstraZeneca tại Việt Nam. Với những kết quả tích cực từ nghiên cứu của tổ chức FIT được công bố tại Hội nghị này về tiền sàng lọc ung thư phổi kết hợp với lao phổi bằng X-quang ngực thẳng có ứng dụng AI  cùng một số thí điểm  nói trên, từ năm 2024 trở đi, AstraZeneca sẽ mở rộng chương trình thí điểm ứng dụng AI này đến nhiều bệnh viện/tổ chức trên toàn quốc và hướng tới mục tiêu phát hiện sớm bệnh ung thư phổi thông qua bước tiền sàng lọc bằng X-quang ngực trước khi chụp CT phổi liều thấp.

Ngoài ra, AstraZeneca cũng đang triển khai chương trình “Vì lá phổi khỏe”, một sáng kiến đa quốc gia nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và ung thư phổi ở 9 quốc gia châu Á. Bệnh nhân ung thư phổi Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chương trình “Vì lá phổi khỏe Việt Nam” giai đoạn 2021-2023, đã được đồng thuận với Bản ghi nhớ ký kết giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (MSA), Bộ Y tế và AstraZeneca, sau thành công của giai đoạn 1 năm 2017-2020.

Hàng trăm người được khám, chụp X-quang và tư vấn miễn phí tại sự kiện ra mắt “Vì lá phổi khỏe”.

Gần đây nhất, vào tháng 8 năm 2023, Bộ Y tế, Quỹ Ngày mai tươi sáng với sự đồng hành của AstraZeneca đã tổ chức phát động chiến dịch nâng cao nhận thức về ung thư phổi kéo dài 5 năm mang tên “Thương phổi” với thông điệp chính "Tầm soát ngay, sớm chữa lành". Chiến dịch này nhằm mục đích nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bệnh ung thư phổi, thúc đẩy các chương trình sàng lọc cho những người có nguy cơ cao và tăng tỷ lệ chẩn đoán sớm để cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.

Nhận thức được mối liên kết qua lại giữa vấn đề khí hậu và sức khỏe con người, AstraZeneca đang hợp tác với các chính phủ và nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới để thúc đẩy các giải pháp chăm sóc sức khỏe bền vững nhằm bảo vệ kết quả điều trị của bệnh nhân đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường. Cùng nhau, tất cả chúng ta những người tham gia vào việc cung cấp dịch vụ y tế đều có trách nhiệm chung trong việc giảm thiểu lượng phát thải và xây dựng hệ thống y tế bền vững, có khả năng chống chịu tốt hơn - vì sức khỏe của con người, xã hội và hành tinh của chúng ta.

Thông tin về AstraZeneca

AstraZeneca (LSE/STO/Nasdaq: AZN) là một tập đoàn dược phẩm sinh học toàn cầu với chuyên môn trong lĩnh vực phát minh, phát triển và thương mại hóa các loại thuốc đặc trị trong ba lĩnh vực chính: Ung thư, Bệnh hiếm gặp, và Dược phẩm sinh học, trong đó bao gồm Tim mạch, Thận & Chuyển hóa; Hô hấp & Miễn dịch, Tiêu hóa; Vắc xin & các Liệu pháp miễn dịch. Với trụ sở chính đặt tại Cambridge, Vương quốc Anh, AstraZeneca hiện hoạt động tại hơn 100 quốc gia và các loại thuốc tiên tiến của chúng tôi hiện được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới.

Trong ba thập kỷ có mặt tại Việt Nam, AstraZeneca đã hợp tác với Bộ Y tế và các đối tác trong ngành để thực hiện nhiều chương trình có sức ảnh hưởng, nhằm thúc đẩy nhận thức, phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh tật. Điển hình là chương trình “Vì lá phổi khỏe” nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú cho bệnh hen, COPD và ung thư phổi; chương trình “Sức khỏe Thanh thiếu niên” nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các hành vi nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm ở thanh thiếu niên; chương trình “CaReMe-Yêu lấy mình” để nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân trong nhóm Tim mạch – Thận – Chuyển hóa; chiến dịch “Thương phổi” nhằm nâng cao nhận thức sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi; và chương trình “Hợp tác vì Tính bền vững và khả năng chống chịu của Hệ thống Y tế” (PHSSR) nhằm góp phần củng cố hệ thống y tế Việt Nam để có thể ngăn ngừa và ứng phó với các rủi ro trong tương lai.

Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với gần 600 nhân viên, AstraZeneca đang đầu tư 310 triệu USD vào Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2030 nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, tăng cường hệ thống y tế, nâng cao năng lực sản xuất và nghiên cứu dược phẩm sinh học trong nước, đồng thời phát triển nhân tài.

Thêm vào đó, vào tháng 5/2023, Công ty đã công bố khoản đầu tư mới 50 triệu USD vào Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình toàn cầu mang tên AZ Forest để phục hồi rừng và cảnh quan tại Việt Nam, hỗ trợ cam kết của Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh COP26 về phát thải ròng bằng không vào năm 2050 và đề án trồng một tỷ cây xanh đến năm 2025. Để biết thêm thông tin, ui lòng truy cập trang web www.astrazeneca.com  và tài khoản Twitter @AstraZeneca.

Các nguồn tham khảo

1. Sun S, Schiller JH, Gazdar AF. Lung cancer in never smokers – A different disease. Nature Reviews Cancer. 2007;7:778-790.

2. Yim SHL, Huang T, Ho JMW, et al. Rise and fall of lung cancers in relation to tobacco smoking and air pollution: A global trend analysis from 1990 to 2012. Atmospheric Environment. 2022;269:118835.

3. Yano T, Miura N, Takenaka T, et al. Never-smoking nonsmall cell lung cancer as a separate entity: Clinicopathologic features and survival. 2008;113(5):1012-1018.

4. Toh CK, Gao F, Lim WT, et al. Never-smokers with lung cancer: epidemiologic evidence of a distinct disease entity. Journal of Clinical Oncology. 2006;24:2245–2251.

5. Shi Y, Au JS, Thongprasert S, et al. A prospective, molecular epidemiology study of EGFR mutations in Asian patients with advanced non-small-cell lung cancer of adenocarcinoma histology (PIONEER). Journal of Thoracic Oncology. 2014;9(2):154-162.

6. Lee J, Tan AC, Zhou S, et al. clinical characteristics and outcomes in advanced KRAS-mutated NSCLC: A multicenter collaboration in Asia (ATORG-005). JTO Clinical and Research Reports. 2021;3(1):100261.

7. Yim SHL, Huang T, Ho JMW, et al. Rise and fall of lung cancers in relation to tobacco smoking and air pollution: A global trend analysis from 1990 to 2012. Atmospheric Environment. 2022;269:118835.

8. Lam DC-L, Liam C-K, Andarini S, et al. Lung cancer screening in Asia: An expert consensus report. J Thorac Oncol. 2023;S1556-0864(23)00635-4.

9. P Dao et al, Intergrated TB and Lung cancer screening in Vietnam; Poster P.17-06, Presented at WCLC 2023

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X