Ăn uống, tập luyện, công nghệ cao, thuốc giảm cân... cách nào đem lại hiệu quả bền vững?
Tăng cân là một vấn đề phức tạp và không chỉ xuất phát từ việc ăn uống. Chính vì thế, việc giảm cân cũng không hề đơn giản. Các bác sĩ từ Phòng khám MedFit sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của việc tăng cân, những nguyên tắc cốt lõi trong điều trị béo phì và cách tối ưu để kiểm soát cân nặng an toàn.
1. Hai nhóm nguyên nhân khiến cân nặng tăng không kiểm soát
Những nguyên nhân chính dẫn đến tăng cân là gì? Liệu có phải chỉ do chế độ ăn mà chúng ta dễ dàng tăng cân không, thưa BS?
ThS.BS Phạm Trần Thiện Nhân - Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, Phòng khám MedFit trả lời: Tăng cân chỉ là một triệu chứng của nhiều vấn đề phức tạp và không chỉ xuất phát từ việc ăn uống, mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, được chia thành 2 nhóm chính.
Đầu tiên là nhóm nguyên nhân không thể thay đổi, gồm:
- Di truyền: Mộ số mã gen làm cơ thể bị kém chuyển hóa chất dinh dưỡng, khiến những người này có cơ địa dễ tăng cân hơn. Đó chính là lý do khiến nhiều người than phiền rằng “chỉ hít không khí thôi cũng mập”.
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, tốc độ chuyển hóa càng chậm lại khiến cân nặng dễ tăng thêm.
Thứ hai là nhóm nguyên nhân có thể thay đổi:
- Một số bệnh lý có thể gây tăng cân, ví dụ như suy giáp (hypothyroidism), hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), đề kháng insulin hay hội chứng Cushing. Những tình trạng này làm thay đổi nội tiết tố và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc corticosteroid hoặc thuốc ngừa thai có thể gây tăng cân.
- Một số thói quen sinh hoạt dễ gây tăng cân có thể liệt kê như ăn uống không hợp lý và thiếu vận động.
Rối loạn giấc ngủ: Ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ kém có thể làm tăng hormone gây thèm ăn như ghrelin và giảm hormone leptin, dẫn đến ăn uống mất kiểm soát.
Căng thẳng và tâm lý: Stress kéo dài có thể làm tăng hormone cortisol, dẫn đến việc tích mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng.
Như vậy, tăng cân và béo phì không chỉ đơn thuần là vấn đề ăn nhiều, mà còn là sự kết hợp của nhiều yếu tố từ di truyền, bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc đến các thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Nếu muốn giảm cân, chúng ta nên tập trung vào nhóm nguyên nhân có thể thay đổi được. Trong đó bệnh lý và dùng thuốc thuộc về lĩnh vực y khoa. Vì vậy bệnh nhân cần được thăm khám và có phương pháp điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể trước khi đến những công tác dễ dàng hơn như thay đổi lối sống.

2. Điều trị béo phì đa mô thức là gì?
Hiện nay có rất nhiều đơn vị và dịch vụ hỗ trợ giảm cân như các spa, hoặc các phòng khám chuyên khoa nội tiết, nội khoa, ngoại khoa, thẩm mỹ hay dinh dưỡng.
Vậy theo BS, khi có nhu cầu giảm cân, khách hàng nên đến khám ở các cơ sở hoặc chuyên khoa nào là phù hợp nhất? Đâu mới là nơi tốt nhất để bắt đầu hành trình giảm cân ạ?
ThS.BS Phạm Trần Thiện Nhân trả lời: Đầu tiên cần nhấn mạnh, béo phì không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ mà còn là một bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn muốn giảm cân để điều trị béo phì một cách bài bản và hiệu quả, cần đến các cơ sở y tế có đơn vị điều trị béo phì chuyên sâu theo mô hình đa mô thức với các chuyên khoa nội tiết, dinh dưỡng, tâm lý và ngoại khoa cho những trường hợp khó.
Các khung điều trị (framework) theo khuyến cáo của các hiệp hội y khoa uy tín nhấn mạnh một chuyên khoa riêng lẻ không thể điều trị hiệu quả béo phì mà cần phối hợp:
- Nội tiết là chuyên khoa quan trọng để xác định và điều chỉnh các nguyên nhân tiềm ẩn gây tăng cân như đã đề cập. Các bác sĩ nội tiết cũng là người kê toa các loại thuốc đặc trị hiện đại, chẳng hạn như nhóm GLP-1 (như Semaglutide, Liraglutide), được chứng minh là hiệu quả cao trong hỗ trợ giảm cân.
- Dinh dưỡng luôn là nền tảng trong mọi phác đồ điều trị béo phì.
- Tâm lý: Giúp hình thành các hành vi lành mạnh, vượt qua các rào cản đa phần đến từ tâm lý. Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý giúp quản lý cảm xúc, giải quyết những vấn đề sâu xa ảnh hưởng đến hành vi ăn uống và thúc đẩy động lực giảm cân.
- Ngoại khoa: Trong những trường hợp béo phì nghiêm trọng, khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả, phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hoặc các phẫu thuật bariatric khác có thể được cân nhắc.
Đối với những người vừa muốn giảm cân để khỏe mạnh, vừa mong muốn cải thiện vóc dáng để đẹp hơn, các địa chỉ tích hợp cả đơn vị điều trị bệnh lý và thẩm mỹ công nghệ cao sẽ là lựa chọn tối ưu.
Những nơi này không chỉ giúp bạn giảm cân điều trị béo phì, mà còn giúp bạn giảm mỡ từng vùng, săn chắc da sau quá trình giảm cân quá nhanh, đáp ứng cả mục tiêu sức khỏe và thẩm mỹ trong cùng một lộ trình.

3. Bệnh lý nội tiết nào gây tăng cân?
Như đã chia sẻ từ đầu, một số bệnh lý nội tiết có thể gây tăng cân nhanh. Vấn đề này nên được hiểu như thế nào, thưa BS?
BS.CK1 Trần Quý - Bác sĩ Trưởng Phòng khám MedFit: Một số bệnh lý nội tiết có thể gây tăng cân nhưng dễ bị bỏ qua, chẳng hạn:
- Bệnh lý suy giáp (nhược giáp) làm năng lượng chuyển hóa bị giảm đi, từ đó khiến dư thừa năng lượng nạp vào, gây thừa cân và béo phì.
- Hội chứng buồng trứng đa nang gây rối loạn nội tiết, khiến chị em dễ bị thừa cân, béo phì.
- Đề kháng insulin là vấn đề thường gặp nhất, liên quan trực tiếp đến béo phì. Tình trạng này là nguyên nhân của một vòng luẩn quẩn giữa thừa cân, béo phì và đề kháng insulin nặng hơn, khiến bệnh nhân khó kiểm soát cân nặng.
Khi đến phòng khám, bệnh nhân không chỉ được tầm soát các bệnh lý thông thường mà còn tầm soát chuyên sâu các bệnh lý nội tiết. Từ đó có thể phát hiện ra những nguyên nhân khiến bệnh nhân khó giảm cân, tìm ra biện pháp hiệu quả và duy trì cân nặng lý tưởng lâu dài.

4. Dinh dưỡng và vận động là nền tảng cốt lõi của giảm cân
AloBacsi nhận được nhiều thắc mắc từ bạn đọc. Có người chia sẻ rằng, dù áp dụng các phương pháp như nằm máy, uống thuốc hay tiêm thuốc giảm cân, họ vẫn được yêu cầu phải điều chỉnh chế độ ăn và vận động. Trong khi đó, lại có nơi quảng cáo rằng có thể giảm cân mà không cần thay đổi thói quen ăn uống hay tập luyện.
Vậy vai trò thực sự của dinh dưỡng và vận động trong giảm cân là gì? Chúng có thực sự cần thiết hay không, thưa BS?
ThS.BS Phạm Trần Thiện Nhân trả lời: Nguyên tắc cốt lõi của việc giảm cân là tạo ra thâm hụt calo, tức là năng lượng nạp vào phải thấp hơn năng lượng tiêu hao.
Năng lượng nạp vào chủ yếu đến từ chế độ ăn uống. Vì vậy, một kế hoạch dinh dưỡng khoa học và phù hợp là yếu tố cần thiết để kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Năng lượng tiêu hao lại phụ thuộc vào mức độ hoạt động thể chất, nên vận động đóng vai trò quan trọng để tăng mức tiêu hao calo, hỗ trợ tạo thâm hụt năng lượng.
Dinh dưỡng và vận động chính là nền tảng cơ bản của mọi phác đồ giảm cân. Các phương pháp khác như dùng thuốc uống, thuốc tiêm, nằm máy hoặc phẫu thuật có thể hỗ trợ hoặc làm tăng hiệu quả thâm hụt năng lượng, nhưng chúng chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được xây dựng trên nền tảng dinh dưỡng và vận động.
Trên thực tế, các khung điều trị được khuyến cáo trong các nghiên cứu lớn và từ các hiệp hội y khoa đều lấy dinh dưỡng và vận động làm bước đầu tiên (1st step) trong điều trị béo phì. Dù áp dụng phương pháp nào, dinh dưỡng và vận động luôn xuất hiện trong mọi phác đồ điều trị chính thống, vì đây là những yếu tố mang tính bền vững và an toàn.
Từ đó, có thể rút ra hai kết luận quan trọng:
Đầu tiên, trong điều trị béo phì, dinh dưỡng và vận động đóng vai trò là nền tảng cốt lõi, không thể thay thế.
Thứ hai, những phương pháp quảng cáo rằng có thể giảm cân mà không cần ăn uống điều độ hay vận động đều không tuân theo các khuyến cáo y khoa hiện nay và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
>>> Giảm cân nhanh chóng và an toàn: Phương pháp nào phù hợp với bạn?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình