Hotline 24/7
08983-08983

12 câu hỏi về COVID-19 của người rối loạn nhịp tim

Sự nguy hiểm của COVID-19 không chỉ ở tốc độ lây lan nhanh chóng, mà còn ở tỷ lệ tử vong cao đặc biệt ở người bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim. Dưới đây là những thông tin thiết yếu, giúp bạn hiểu hơn về dịch bệnh, cách phòng tránh nhiễm virus SARS-CoV-2 và duy trì nhịp tim ổn định.

Đại dịch COVID-19 trên toàn cầu dễ làm cho người rối loạn nhịp tim trở nên lo lắng và gây tăng nhịp tim

Bị rối loạn nhịp tim, tôi có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn không?

Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng không khác nhau giữa người bệnh rối loạn nhịp tim với người khỏe mạnh. Thế nhưng, trong trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn sẽ có nguy cơ chấn thương tim cấp tính cao hơn. Bệnh sẽ nặng hơn và thời gian hồi phục lâu hơn, tỷ lệ tử vong cũng lớn hơn.

COVID-19 có làm cho rối loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn không?

Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công trực tiếp vào phổi và tạo ra phản ứng viêm toàn thân. Từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ thống tim mạch theo 3 cách:

- Thứ nhất, viêm phổi làm giảm nồng độ oxy trong máu khiến tim phải tăng tần suất co bóp;

- Thứ hai, gia tăng tình trạng viêm, gây nứt vỡ mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim;

- Thứ ba, virus SARS-CoV-2 gây rối loạn chức năng mạch máu và hậu quả là  tụt huyết áp, rối loạn chức năng đông máu và làm tăng nhịp tim.

Những tác động trên làm cho tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt ở những người có tiền sử rung tâm nhĩ, bệnh cơ tim.

Chứng rối loạn nhịp tim xảy ra ở 17%  các trường hợp bị nhiễm COVID-19

Tôi đang điều trị rối loạn nhịp tim có cần tăng liều thuốc?

Tự ý tăng liều thuốc điều trị rối loạn nhịp có thể sẽ tăng nguy cơ ngừng tim hoặc rối loạn nhịp tim trầm trọng hơn. Vì thế bạn cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Đặc biệt trong trường hợp có uống thuốc chống đông máu, việc tăng liều thuốc có thể gây xuất huyết nguy hiểm.

Tôi có nên mua dự trữ thuốc cho vài tháng không?

Dịch bệnh có thể còn kéo dài, trong khi người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính cần hạn chế đi ra ngoài. Việc dự trữ lượng thuốc đủ dùng trong một vài tháng là cần thiết. Bạn hãy kiểm tra lại tất cả các thuốc theo đơn của mình, liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc dùng đủ trong 1-2 tháng tới.

Bị nhịp tim nhanh kèm huyết áp cao, tôi cần lưu ý gì?

Ngoài kiểm soát nhịp tim, bạn cũng cần duy trì huyết áp trong giới hạn mục tiêu (120/80 mmHg) bằng việc uống thuốc theo đơn. Cho dù bạn có thể đọc ở đâu đó những thông tin bất lợi về thuốc, cũng không tự ý ngưng loại thuốc đó, cho tới khi được sự đồng ý của bác sĩ. Việc ngưng thuốc đột ngột có thể làm nhịp tim và huyết áp tăng cao.

Bạn nên kiểm soát tốt huyết áp và nhịp tim trong mùa dịch COVID-19

Có nên ngưng thuốc hạ lipid máu khi các chỉ số về bình thường?

Bạn vẫn tiếp tục sử dụng các loại thuốc này, đặc biệt với nhóm thuốc Statin. Nhóm thuốc này không chỉ làm giảm cholesterol máu mà còn có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm mạch máu, giảm nứt vỡ mảng xơ vữa và ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Mắc hội chứng Brugada, nhiễm COVID-19 có nguy hiểm không?

Brugada là một dạng rối loạn nhịp tim có tính di truyền và dễ bị loạn nhịp nhanh nếu người bệnh bị mất nước, rối loạn điện giải hay sốt cao. Trong khi đó, những người nhiễm virus SARS-CoV-2 khó tránh khỏi sốt cao. Vì vậy khi bị sốt, bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay để được hạ thân nhiệt và bù nước, chất điện giải, tránh cơn rối loạn nhịp nghiêm trọng.

Tôi bị rối loạn nhịp tim di truyền, cần lưu ý gì trong mùa dịch COVID-19?

Rối loạn nhịp tim di truyền bao gồm: hội chứng Brugada, hội chứng QT kéo dài, hội chứng QT ngắn, rối loạn nhịp nhanh thất khi vận động…

Điểm chung của các dạng bệnh trên là dễ gặp phải cơn nhịp nhanh khi căng thẳng, lo lắng quá mức (stress). Việc bạn nên làm là sử dụng thuốc theo đơn, học cách hãy thư giãn và đừng quên phòng chống lây nhiễm bệnh.

Những triệu chứng nào giúp tôi nhận biết mình nhiễm COVID-19?

Thời gian ủ bệnh của COVID-19 từ 2 -14 ngày và không phải tất cả những người nhiễm bệnh đều khởi phát các triệu chứng ngay khi virus xâm nhập vào cơ thể. Nhưng phần lớn người nhiễm bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng ở dưới đây:

Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn cần liên hệ với trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi tới tổng đài của Bộ Y tế (1900.9095 hoặc 1900.3228) để được hướng dẫn. Đồng thời, bạn nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với người nhà. Nếu bị sốt trên 38.5 độ, bạn nên uống thuốc hạ sốt Paracetamol để tránh bị nhịp tim nhanh, sau đó cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết.

Gần đây cảm thấy rất lo lắng, tôi nên làm gì để tránh tăng nhịp tim?

Mặc dù COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim nhưng đa số người mắc đều có thể tự khỏi nhờ hệ miễn dịch. Thay vì lo lắng, bạn hãy thực hiện tốt những điều sau để giảm căng thẳng:

Tập hít thở: Các bài tập như hít thở sâu sẽ giúp giải tỏa sự lo lắng. Bạn có thể ngồi hoặc đứng trong tư thế thư giãn, tập trung vào hơi thở, hít sâu và đếm đến 5, sau đó thở ra từ từ và đếm đến 10. Hãy lặp lại động tác này cho đến, khi bạn bắt đầu cảm thấy thoải mái ở lồng ngực và tâm trí.

Dành thời gian thư giãn: để giảm cảm giác buồn chán và lo nghĩ về bệnh dịch bằng cách dọn nhà cửa, nghe nhạc, đọc sách, xem phim, xem hài. Tránh đọc các thông tin chưa được xác thực để không bị hoang mang và lo lắng.

Đến kỳ tái khám, tôi có nên đến bệnh viện trong mùa dịch không?

Đây là khoảng thời gian tương đối nhạy cảm, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao ở những nơi đông người, nơi công cộng đặc biệt như ở bệnh viện. Vì vậy, nếu bạn không có các triệu chứng bất thường, chưa cần phải đi khám lại. Có thể sử dụng theo đơn thuốc cũ hoặc liên hệ với bác sĩ qua điện thoại để xin ý kiến về việc này.

Phòng ngừa nhiễm COVID-19 như thế nào?

Để phòng tránh nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn cần áp dụng các biện pháp sau đây:

- Đeo khẩu trang đúng cách mỗi khi ra khỏi nhà hoặc đến nơi công cộng. Nếu ở trong nhà, bạn cần che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay hoặc áo của bạn để tránh phát tán virus - trong trường hợp bị nhiễm bệnh.

- Rửa tay kỹ bằng nước và xà phòng ít nhất 20 giây sau khi đi ra ngoài về, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

- Lau cồn hoặc dung dịch sát khuẩn lên các bề mặt được chạm thường xuyên như tay nắm cửa, chìa khóa, mặt điện thoại, công tắc đèn… để loại bỏ virus nếu có.

- Tránh tiếp xúc gần với những người có nghi ngờ mắc bệnh và hạn chế đến nơi công cộng hay tiếp xúc đông người.

Sống giữa dịch bệnh COVID-19, lo lắng là lẽ tự nhiên của tất cả mọi người, nhưng lo lắng không giúp cho bạn giải quyết được vấn đề tốt hơn. Thay vào đó bạn hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh COVID-19 được hướng dẫn ở trên và giữ cho nhịp tim ổn định. Đó là cách tốt nhất để những người khỏe mạnh cũng như mắc bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim dễ dàng vượt qua mùa dịch.

Lê Giang

Dùng TPCN Ninh Tâm Vương để giúp ổn định nhịp tim

Với tác động toàn diện trên hệ thống tim mạch, TPCN Ninh Tâm Vương sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bị nhịp tim nhanh: Giúp giảm bớt hồi hộp, khó thở, đau tức ngực. Đồng thời, sản phẩm còn giúp nhịp tim ổn định hơn trong các tình huống căng thẳng, lo lắng hay mắc kèm bệnh tim mạch.

Tìm hiểm thêm về sản phẩm Ninh Tâm Vương tại đây

Tham khảo

https://www.escardio.org/Education/COVID-19-and-Cardiology/what-heart-patients-should-know-about-the-coronavirus-covid-19

https://www.heartrhythmalliance.org/aa/us/covid-19-us

https://www.uptodate.com/contents/coronavirus-disease-2019-covid-19-arrhythmias-and-conduction-system-disease

https://www.heartrhythmjournal.com/article/S1547-5271(20)30285-X/fulltext

https://azbigmedia.com/business/what-people-with-heart-issues-need-to-know-about-covid-19/

https://www.heart.org/en/coronavirus/coronavirus-questions/if-youre-a-patient

https://www.uptodate.com/contents/coronavirus-disease-2019-covid-19-overview-the-basics?topicRef=127551&source=see_link

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X