Vì sao uống thuốc trị sán chó nhưng vẫn ngứa, nổi mề đay?
Câu hỏi
1 tháng trước em bị sán chó, BS kê thuốc Albendazole trong vòng 20 ngày. Em đã uống đủ liều rồi nhưng hiện tại vẫn bị ngứa và nổi mày đay mỗi ngày. Em phải làm sao ạ?
Trả lời
Thưa BS,Nhiễm sán chó là 1 trong các nguyên nhân gây nổi ban dị ứng, nhưng đây không phải bệnh nan y và có thể điều trị được, liệu trình điều trị có khả năng thành công rất cao và được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Em uống thuốc điều trị 20 ngày là đủ để tiêu diệt hết sán chó rồi.
Giun đũa chó là loại ký sinh trùng có ký chủ chính là chó, mèo; trong khi người chỉ là ký chủ tình cờ, nghĩa là ấu trùng của giun sẽ không thể phát triển thêm khi vào cơ thể người và sẽ tự đào thải theo thời gian. Khi bị nhiễm giun chó thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng với kháng nguyên của giun chó. Do đó người bị nhiễm giun đũa chó sau khi điều trị mà xét nghiệm thấy kháng thể vẫn còn, biểu hiện qua xn huyết thanh miễn dịch dương tính với giun đũa chó là thường gặp, không phải là bệnh còn.
Nguyên nhân còn ngứa không phải do trị sán chó chưa sạch, mà do phản ứng của cơ thể với việc nhiễm giun vẫn chưa hết, mặt khác, ngoài nhiễm sán chó thì còn có các yếu tố gây dị ứng khác thường gặp có thể kèm theo là thay đổi môi trường sống quá khác biệt (còn gọi là trái nước trái gió), ăn hải sản, cá biển, thịt bò, rệp giường chiếu, chăn ga gối nệm quần áo không sạch, khô cứng còn cặn bột giặt, rượu bia, chàm tiếp xúc...
Như vậy, khi hết liệu trình điều trị sán chó thì nên ngưng thuốc trị giun, mà chỉ trị ngứa đơn thuần mà thôi, vì uống thuốc trị giun sán kéo dài không có lợi mà có hại cho gan, thận. Song song đó, xem lại các yếu tố gây dị ứng khác kể trên xem có không để xử trí luôn.
Em có thể tái khám BS chuyên khoa Nhiễm hay chuyên khoa Da liễu để chỉnh thuốc cho phù hợp, em nhé.
Trân trọng.
Toxocara sp là tên chung, đó có thể là
giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng
giun đũa chó không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể
nhiễm qua người (người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể
tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun
đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ. |
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình