Thường xuyên bực bội, khó ngủ, muốn một mình... dấu hiệu trầm cảm?
Câu hỏi
Bác sĩ ơi, con thường xuyên bực bội trong người, không muốn làm bất cứ gì hết, chỉ muốn ở một mình, không muốn ai làm phiền, thường xuyên không ngủ được, nếu ngủ cũng chỉ chập chờn, không ngon giấc. Như vậy con có dấu hiệu của trầm cảm không ạ?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân, còn kiểm soát được lý trí và hành động của mình, chịu mở lòng và muốn tìm cách thoát ra. Điều này rất có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh của em. Quả thật, theo tâm sự của em thì tôi cũng nhận thấy em có những bất ổn về mặt tâm lý - tâm thần, có khả năng có bệnh trầm cảm. Người có bệnh trầm cảm thì nhìn mọi sự vật, sự việc theo hướng tiêu cực nhiều.
Trước mắt, tôi gửi em tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm, em so với bản thân mình xem sao nhé: người bệnh có biểu hiện ≥ 5 các triệu chứng sau đây trong khoảng thời gian hai tuần. Ít nhất một trong các triệu chứng phải là một tâm trạng chán nản, thất thoát một quan tâm hay niềm vui. Các triệu chứng có thể dựa vào cảm xúc của riêng bản thân hoặc có thể dựa trên các quan sát của người khác. Chúng bao gồm:
- Suy yếu tâm trạng nhất trong ngày, gần như mọi ngày, chẳng hạn như cảm thấy buồn, trống rỗng hoặc rơi lệ (ở trẻ em và thanh thiếu niên, tâm trạng chán nản có thể xuất hiện như là khó chịu liên tục).
- Giảm hoặc cảm thấy không có niềm vui trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động trong ngày, gần như mỗi ngày.
- Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân vượt trội khi không có bệnh lý khác gây tăng cân đi kèm.
- Mất ngủ hoặc làm tăng ham muốn ngủ gần như mỗi ngày.
- Bồn chồn hoặc làm chậm lại hành vi có thể được quan sát bởi những người khác.
- Mệt mỏi hay mất năng lượng gần như mỗi ngày.
- Cảm xúc của vô dụng hoặc quá nhiều tội lỗi không thích hợp hoặc gần như mỗi ngày.
- Vấn đề ra quyết định hoặc khó tập trung suy nghĩ gần như mỗi ngày.
- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử.
Tuy nhiên, em vẫn cần khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để bác sĩ gặp trao đổi trực tiếp với em, xác định xem em có thật sự trầm cảm hay do áp lực cuộc sống ảnh hưởng lên tâm lý tạm thời mà thôi, có thêm vấn đề gì khác không, có bệnh lý nào khác tác động lên không (như bệnh lý nội tiết, thần kinh trung ương...), mức độ bệnh ra sao… để kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em.
Em đừng vội hiểu lầm ý tôi nói em bị “tâm thần” như theo cách hiểu của đa phần người dân về ngành học Tâm thần, theo phân ngành y khoa, bác sĩ Tâm thần là người chuyên trị các rối loạn thuộc về tinh thần, trong đó thường gặp là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ...
Bệnh trầm cảm là bệnh có thể điều trị được. Ở TPHCM, một số trung tâm có chuyên khoa Tâm thần mạnh là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM... em có thể tham khảo thêm.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
>>Điều trị trầm cảm có cần kết hợp tâm lý trị liệu?
>>Xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm, có nên đi khám?
Lắng nghe và chia sẻ với người bệnh trầm cảm cũng rất quan trọng. Tốt nhất là luôn hỗ trợ mỗi khi người bệnh cần và mang lại cho họ niềm hy vọng rằng bệnh trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp phóng thích các chất dẫn truyền vào trong não, làm bạn cảm thấy cải thiện tâm trạng, giảm đau. Tuy chỉ tập thể dục sẽ không chữa khỏi bệnh trầm cảm, nhưng có thể giúp làm giảm trầm cảm trong thời gian dài.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình