Hotline 24/7
08983-08983

Xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm, có nên đi khám?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, em năm nay 34 tuổi, đã lập gia đình đang có một trai (5 tuổi) và một gái (7 tháng tuổi, bé đang bú sữa mẹ), em đang sống cùng với mẹ và em chồng. Từ lúc sinh bé đến nay cuộc sống em có nhiều thay đổi so với trước: em phải chăm sóc 2 bé và làm việc nhà. Hiện giờ em đã đi làm trở lại (nhưng công việc hiện tại lương không cao bằng lúc trước). Em ngủ không đủ giấc, ăn uống không ngon, luôn cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn không có động lực làm việc, hay cáu gắt và nổi nóng với người xung quanh, không còn quan tâm đến sức khỏe và vẻ bề ngoài như trước. Hơn nữa em là người ít khi tâm sự với người khác nên khi có vấn đề em sẽ tự suy nghĩ lại và phớt lờ đi. Đôi khi em cũng tâm sự với chồng nhưng em cảm thấy chồng em không hiểu mình lắm nên khi nói ra cũng không giải quyết được. Còn những vấn đề trong gia đình do em không có động lực để làm việc gì đó cho tốt nên các thành viên trong gia đình đều nghĩ là em không muốn làm vì sợ cực khổ nên tâm trạng của em càng bị ức chế hơn. Em xin hỏi bác sĩ những thay đổi nêu trên của em có phải là những dấu hiệu ban đầu của bệnh trầm cảm hay không? Em có cần đi bệnh viện để khám hay cần tư vấn gì không? Mong bác sĩ cho em lời khuyên. Em cảm ơn.

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Em thân mến,

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ có một sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, bao gồm thay đổi về nội tiết tố, thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa, có gia đình xuất hiện những mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân, khó khăn trong chăm sóc bé, chồng ít phụ giúp hay vô tâm nên có nhiều bức bối khó nói ra.

Tất cả những điều này làm cho tinh thần của người phụ nữ sau sinh có nhiều biến động lớn, nếu không kiểm soát được cảm xúc của mình nữa thì là đã có bệnh, đặc biệt các triệu chứng em nêu ra đều hướng nhiều đến bệnh trầm cảm sau sinh. Đối với tình trạng trầm cảm sau sinh, người bệnh sẽ không thể kiểm soát suy nghĩ của mình theo hướng tích cực được.

Trầm cảm sau sinh là bệnh có thể điều trị được, nhưng càng để lâu thì bệnh càng khó trị, và em cần chú ý là trầm cảm của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên sự phát triển của con.

Nay em nhận ra tình trạng của mình và tìm đến y khoa để được tư vấn, hỗ trợ là một điều đáng khen và sẽ rất tốt cho việc điều trị của em.

Với trình trạng này, em cần liên hệ với người mà em tin cậy (không nhất thiết là chồng em) để tìm cách giúp đỡ, hỗ trợ em, đồng thời nên khám chuyên khoa Tâm thần để bác sĩ kê thuốc điều trị và tư vấn tâm lý cho em. Chỉ có thuốc điều trị kèm tâm lý trị liệu mới giúp em sớm hồi phục và lấy lại cân bằng trong cuộc sống nữa, chứ 1 mình em không thể gỡ rối được đâu. Hãy nghĩ đến con mình mà cố gắng lên, em nhé.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:

>>Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

>>Trầm cảm sau sinh, làm sao kiểm soát hành vi?

Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm bạn có thể mắc phải sau khi sinh. Nó có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của bé, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tuần đầu tiên sau khi sinh.

Nếu bị mắc chứng này, bạn sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi vì bạn cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con bạn.

Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến các bà mẹ sinh con lần đầu, bạn có thể mắc bệnh này ngay cả khi không mắc nó ở những lần sinh đẻ trước.
Không có một nguyên nhân duy nhất gây trầm cảm sau sinh, các vấn đề về thể chất và cảm xúc có thể góp phần gây bệnh như:

- Thay đổi về cơ thể. Sau khi sinh con, các hormone (estrogen và progesterone) giảm đáng kể trong cơ thể của bạn có thể gây nên trầm cảm sau sinh. Hormone tuyến giáp cũng có thể giảm mạnh làm bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và chán nản.
- Vấn đề cảm xúc. Khi thiếu ngủ, bạn có thể gặp khó khăn khi xử lý các vấn đề thậm chí rất nhỏ. Bạn có thể lo lắng về khả năng chăm sóc cho một trẻ sơ sinh. Bạn có thể cảm thấy kém hấp dẫn, giảm giá trị hay cảm thấy bị mất quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Bất kỳ vấn đề tương tự đều có thể góp phần vào trầm cảm sau sinh.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X