Oresol sử dụng như thế nào cho đúng?
Oresol là thuốc được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo oresol cần phải pha đúng tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu phụ huynh pha sai thì rất nguy hiểm.
Khi pha oresol cha mẹ cần đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định…
Mới đây, khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu bé 8 tháng tuổi bị co giật, tím tái vì sử dụng thực phẩm bổ sung oresol không đúng chỉ định của bác sĩ.
Theo bố cháu bé, bé bị sốt, tiêu chảy. Gia đình đưa đi khám ở Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai bác sĩ có kê đơn thuốc về nhà điều trị ngoại trú. Khi ra hiệu thuốc mua thuốc cho con, có thuốc oresol nhà thuốc hết nên tư vấn chuyển sang sử dụng thực phẩm bổ sung oresol pha sẵn. Vì tưởng tác dụng như nhau được pha sẵn nên bố cháu bé mua về cho con uống.
Tuy nhiên, cháu bé tình trạng đi ngoài không dứt còn kèm co giật, tím tái, li bì. Gia đình vội vàng đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại Bệnh viện, bác sĩ cho biết cháu bị tiêu chảy mất nước do bù điện giải không đúng theo đơn bác sĩ. Lúc này, bố cháu bé mới đưa ra lọ nước thực phẩm bổ sung oresol mua ở nhà thuốc.
Theo bác sĩ Đỗ Tuấn Anh - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai tuyệt đối không được sử dụng các sản phẩm oresol pha sẵn được quảng cáo là thực phẩm bổ sung oresol mà cần phải mua đúng oresol bác sĩ kê dạng thuốc và về nhà pha đúng tỷ lệ như khuyến cáo.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận các trường hợp trẻ nhập viện vì sử dụng oresol không đúng cách.
Ví như trường hợp bé N.H.A 1 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội bị tiêu chảy do vi rút rota. Bé được bác sĩ khám và kê đơn kèm theo tư vấn bổ sung oresol bù điện giải cho bé. Về nhà, mẹ bé mua oresol về pha cho con tuy nhiên mỗi lần uống bé đều nôn trớ, bé không chịu uống. Mẹ của bé H.A. nghĩ ra cách để bé uống hết gói oresol cho đủ liều bằng cách pha đặc gọi thuốc lại.
Tuy nhiên, bé nhanh chóng có dấu hiệu mất nước nặng, rối loạn ý thức, li bì. Gia đình vội vàng đưa bé vào Bệnh viện Nhi trung ương cấp cứu. Sau khi khám và làm xét nghiệm kiểm tra, bác sỹ chẩn đoán cháu bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nặng do tăng natri máu (hàm lượng muối trong máu tăng cao). Nguyên nhân là do mẹ bé đã pha oresol không đúng cách.
Khi nghe bác sĩ cho biết bé bị tăng natri máu là dấu hiệu của mất nước trong tế bào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não gia đình của bé A. vô cùng hoang mang.
Pha oresol như thế nào?
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh cho biết oresol là thuốc được nghiên cứu và sử dụng trong trường hợp cần bù nước, được khuyến cáo cho những trường hợp trẻ bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt cao… Oresol không phải là thực phẩm chức năng nên việc sử dụng phải đúng liều lượng của nhà sản xuất cho phép.
Bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo tuyệt đối không pha oresol quá đặc hay quá loãng. Pha đặc quá sẽ khiến trẻ nạp quá nhiều muối (natri) từ Oresol vào cơ thể, lượng muối trong máu tăng cao. Nguy hiểm hơn, hàm lượng muối trong máu quá cao còn có thể gây ra các triệu chứng như: co giật, hôn mê và dẫn đến các tổn thương não nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Ngược lại, những trường hợp pha oresol quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước cũng như điện giải của oresolcủa oresol.
Khi pha oresol cha mẹ cần đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định… Ví dụ, nếu gói oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước, không “ước lượng”, “áng chừng” hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.
Sau khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần, không chia nhỏ gói oresol để uống.
Tuy nhiên, bé nhanh chóng có dấu hiệu mất nước nặng, rối loạn ý thức, li bì. Gia đình vội vàng đưa bé vào Bệnh viện Nhi trung ương cấp cứu. Sau khi khám và làm xét nghiệm kiểm tra, bác sỹ chẩn đoán cháu bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nặng do tăng natri máu (hàm lượng muối trong máu tăng cao). Nguyên nhân là do mẹ bé đã pha oresol không đúng cách.
Khi nghe bác sĩ cho biết bé bị tăng natri máu là dấu hiệu của mất nước trong tế bào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não gia đình của bé A. vô cùng hoang mang.
Pha oresol như thế nào?
Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh cho biết oresol là thuốc được nghiên cứu và sử dụng trong trường hợp cần bù nước, được khuyến cáo cho những trường hợp trẻ bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt cao… Oresol không phải là thực phẩm chức năng nên việc sử dụng phải đúng liều lượng của nhà sản xuất cho phép.
Bác sĩ Tuấn Anh khuyến cáo tuyệt đối không pha oresol quá đặc hay quá loãng. Pha đặc quá sẽ khiến trẻ nạp quá nhiều muối (natri) từ Oresol vào cơ thể, lượng muối trong máu tăng cao. Nguy hiểm hơn, hàm lượng muối trong máu quá cao còn có thể gây ra các triệu chứng như: co giật, hôn mê và dẫn đến các tổn thương não nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Ngược lại, những trường hợp pha oresol quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước cũng như điện giải của oresolcủa oresol.
Khi pha oresol cha mẹ cần đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định… Ví dụ, nếu gói oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước, không “ước lượng”, “áng chừng” hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác.
Sau khi pha dung dịch với nước phải uống hết trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ nên bỏ đi và pha gói mới. Tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh cho trẻ uống dần, không chia nhỏ gói oresol để uống.
Khi uống oresol nhưng trẻ vẫn sốt cao, li bì, có dấu hiệu rối loạn ý thức cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để cấp cứu - bác sĩ khuyến cáo.
Theo Khánh Chi - Infonet
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình