Hotline 24/7
08983-08983

Mỏi hàm, đau tai buổi sáng coi chừng bị rối loạn thái dương hàm

Rối loạn thái dương hàm thường gây mỏi hàm, đau vùng ngay trước tai, há ngậm miệng bị lệch hay có tiếng kêu, há miệng hạn chế.

Theo BS Đỗ Thị Ngọc Anh, Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt - Răng Hàm Mặt, BV Đại học Y Dược TPHCM, rối loạn thái dương - hàm là thuật ngữ chung để chỉ một nhóm các bệnh lý của khớp thái dương - hàm hoặc các cơ liên quan đến chức năng nhai (cơ nhai, cơ thái dương, các cơ chân bướm) hoặc cả hai.

Hàng ngày con người luôn phải thực hiện nhiều hoạt động sử dụng đến nhóm cơ xương này như ăn, nhai, nuốt, nói… nên đau do rối loạn chức năng khớp thái dương - hàm gây nhiều phiền toái, khó chịu.

moi-ham-dau-tai-buoi-sang-coi-chung-bi-roi-loan-thai-duong-ham

Hệ thống khớp thái dương - hàm tham gia vào chức năng nhai, nói, nuốt... Ảnh: NA.

Khi bạn mắc bệnh này, cảm giác đau xuất hiện ở khớp thái dương - hàm và các cơ liên quan đến hoạt động nhai, cũng có thể lan xa ra ngoài vùng hàm - mặt như ở cổ, vai… Rối loạn chức năng thể hiện qua các dấu hiệu như tiếng lụp cụp hay lạo xạo tại khớp khi há ngậm, cảm thấy khó khăn khi đưa hàm sang bên, ra trước, há miệng lệch sang hẳn một bên.

Nghiên cứu cho thấy rối loạn thái dương - hàm có thể do chấn thương trực tiếp ở vùng khớp, há miệng quá mức trong thời gian lâu. Các thói quen xấu như nghiến răng, cắn chặt răng…cũng có thể dẫn đến bệnh này.

Một số trường hợp bị rối loạn bẩm sinh khiếm khuyết các cấu trúc như thiểu sản hoặc bất sản lồi cầu, bất đối xứng khung xương mặt. Các bệnh lý của khớp như viêm đa khớp dạng thấp, ngoài ra, còn có một số yếu tố góp phần gây rối loạn thái dương - hàm như stress và các cản trở tại khớp cắn.

moi-ham-dau-tai-buoi-sang-coi-chung-bi-roi-loan-thai-duong-ham-1

Rối loạn thái dương - hàm có thể do nguyên nhân bẩm sinh. Ảnh: NA.

Hội chứng rối loạn thái dương - hàm có thể điều trị bằng nhiều phương pháp. Thứ nhất là điều trị không can thiệp với thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần. Kết hợp với tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới…

Việc đặt máng nhai có tác dụng làm giãn cơ, giảm đau mỏi, giảm áp lực lên khớp thái dương - hàm, bảo vệ răng, làm hài hòa thần kinh - cơ trong hệ thống nhai để khắc phục các rối loạn thái dương-hàm, chứng nghiến răng về đêm và vài hình thái của đau đầu.

Thứ hai là điều trị can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai gồm mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, chỉnh hình, phẫu thuật.

Theo VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X