Hotline 24/7
08983-08983

Gãy xương đòn di lệch, nên phẫu thuật hay điều trị bảo tồn?

Câu hỏi

Cháu chào bác sĩ, Cháu 21 tuổi, ngày 21/5 cháu bị ngã gãy 1/3 xương đòn bên phải, di lệch vào trong. Đi cấp cứu, bác sĩ cho đeo đai số 8 trong 2 tháng. Ban đầu khi vào phòng khám ngoại chung, bác sĩ khám và có tư vấn cho cháu là phải mổ. Sau đấy cháu được chuyển sang phòng khác, ở đây thì bác sĩ lại tư vấn là 50:50, cháu có thể mổ hoặc không mổ. Gia đình cháu đã ra về để bàn bạc kỹ hơn. Hiện tại cháu đang rất hoang mang, bác sĩ cho cháu hỏi ưu và nhược điểm của phương pháp mổ và không mổ ạ? Nếu không mổ có sợ bị lệch vai không ạ? Theo bác sĩ, cháu nên mổ hay không mổ ạ? Cháu rất sợ. Xin hãy giúp cháu.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp
Chào em,

Gãy xương đòn khá thường gặp nhưng cũng rất dễ lành, thậm chí đôi khi hai đầu xương lệch hẳn mà vẫn lành dù để lại cục cal xương gồ lên dưới da sau khi lành. Nếu không phải là gãy hở hoặc có tổn thương mạch máu và thần kinh, thường bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bảo tồn (không phẫu thuật). Có thể cố định bằng băng treo tay hoặc đai số 8.

Sở dĩ ưu tiên điều trị bảo tồn vì đỡ cho bệnh nhân phải chịu thêm một cuộc mổ, với những nguy cơ đến từ việc gây tê gây mê, nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng vết mổ và có khả năng bệnh nhân phải chịu thêm phẫu thuật lần nữa để lấy dụng cụ cố định ra.

Nếu điều trị bảo tồn cho xương tự lành, nếu chăm sóc đúng cách, nguy cơ chồng xương và biến dạng cũng rất thấp. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ có quan điểm ưu tiên vấn đề thẩm mỹ (sợ di lệch tạo cal xấu ở vai), do đó thường khuyên bệnh nhân phẫu thuật.

Tuy nhiên, thực chất khi được mổ nắn xương tỉ lệ lành xương lại thấp hơn và có nhiều biến chứng hơn là để tự lành. Do đó em nên tham khảo thêm ý kiến của người thân để quyết định em nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Gãy xương đòn di lệch là hiện tượng bệnh nhân bị gãy xương đòn, trong thời gian điều trị phần xương đòn đó không may đã bị di lệch khỏi vị trí. Đây là tình trạng rất nguy hiểm và có thể gây ra những biến chứng khó lường.

Nguyên nhân có thể do:

- Người bệnh không cẩn thận, chủ quan trong các tình huống sinh hoạt trong thời gian điều trị, làm cho phần xương đòn đang bị gãy dù đã được các bác sĩ cố định nhưng vẫn có thể bị lệch khỏi vị trí.

- Do sai sót, nhầm lẫn trong quá trình cố định xương của bác sĩ (trường hợp này ít xảy ra). Khi người bệnh bị gãy xương được đưa vào bệnh viện và bác sĩ tiến hành sơ cứu và cố định vết gãy có thể đã xảy ra sai sót. Dẫn đến tình trạng vết thương tại xương đòn không được khớp chính xác hoàn toàn và khi đó sau một thời gian điều trị người bệnh nhân sẽ không cải thiện được tình hình và dẫn tới xương đòn di lệch khỏi vị trí.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X