Đau đầu căng thẳng: Chẩn đoán và điều trị
Đau đầu căng thẳng không phải là chứng bệnh nguy hiểm nhưng gây rất nhiều phiều toái cho người bệnh.
Đau đầu căng thẳng là một dạng đau đầu thường gặp nhất, chiếm từ 60-90% trong bệnh lý đau đầu. Bệnh này thường khởi phát theo sau giai đoạn bị kích thích hoặc căng thẳng tâm lý, trầm cảm. Đây không phải là chứng bệnh nguy hiểm nhưng gây rất nhiều phiều toái cho người bệnh.
Có hai dạng đau đầu căng thẳng thường gặp: dạng đau thành cơn với đặc tính cơn đau xuất hiện ngẫu nhiên, thỉnh thoảng, và dạng đau mạn tính với biểu hiện đau đầu hơn 15 ngày trong một tháng và kéo dài ba tháng liên tục.
Các đặc điểm của chứng đau đầu căng thẳng là cảm giác căng hoặc siết chặt ở các cơ vùng đầu và cổ; có giảm giác bị nén ép hoặc ê ẩm ở đầu, tăng nhạy cảm đau xung quanh đầu; đau lan tỏa khắp đầu, nhưng khó chịu nhất ở phần sau đầu (vùng chẩm) và vùng cổ. Đau đầu căng thẳng thường nặng hơn khi kèm theo stress, mệt mỏi, tiếng ồn, chói sáng hoặc vào cuối ngày.
Chứng đau đầu căng thẳng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và công việc thường ngày của người bệnh. Trong cơn đau, người bệnh dễ bị cáu gắt, bực bội, sây sẩm kéo dài, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Đau đầu căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, sụt cân, suy giảm khả năng tập trung.
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý này dựa trên việc hỏi kỹ bệnh sử đau đầu của bệnh nhân. Những thông tin về triệu chứng đau đầu như kiểu đau, thời điểm đau trong ngày, thời gian đau, v.v... sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sĩ. Vì thế, khi bắt đầu có triệu chứng đau đầu kéo dài, việc ghi lại nhật ký về các cơn đau đầu là rất hữu ích cho bạn và cho cả bác sĩ điều trị.
Đối với bệnh đau đầu căng thẳng, các xét nghiệm máu, chụp X quang đầu không đem lại nhiều giá trị giúp chẩn đoán. Chụp cắt lớp điện toán (Ctscanner) hoặc cộng hưởng từ (MRI) sọ não đôi khi cũng được chỉ định để giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý thần kinh khác gây đau đầu.
Khi bạn lần đầu tiên đối mặt với chứng đau đầu này, sự nghỉ ngơi sẽ giúp giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường như aspirin, acetaminophen, ibuprofen, trước khi đến bác sĩ chuyên khoa.
Một số hướng dẫn chăm sóc cho bản thân khi bị đau đầu căng thẳng:
- Tắm nước ấm
- Dùng túi nước ấm hoặc túi nước đá chườm lên vùng đầu hoặc cổ bị đau
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ ngay cả trong ngày cuối tuần và ngày lễ
- Duy trì thói quen 20-40 phút vận động thể dục ba lần mỗi tuần hoặc tập thể dục, đi bộ đều đặn
- Tập yoga, thái cực quyền, hoặc thiền
- Không bỏ bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn sáng
- Uống nhiều nước
- Loại bỏ các nguyên nhân gây stress
- Liên lạc thường xuyên với người thân, bạn bè
- Du lịch, nhất là về các vùng quê
- Học các kỹ thuật quản lý cảm xúc và tư tưởng.
Các đặc điểm của chứng đau đầu căng thẳng là cảm giác căng hoặc siết chặt ở các cơ vùng đầu và cổ; có giảm giác bị nén ép hoặc ê ẩm ở đầu, tăng nhạy cảm đau xung quanh đầu; đau lan tỏa khắp đầu, nhưng khó chịu nhất ở phần sau đầu (vùng chẩm) và vùng cổ. Đau đầu căng thẳng thường nặng hơn khi kèm theo stress, mệt mỏi, tiếng ồn, chói sáng hoặc vào cuối ngày.
Chứng đau đầu căng thẳng làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và công việc thường ngày của người bệnh. Trong cơn đau, người bệnh dễ bị cáu gắt, bực bội, sây sẩm kéo dài, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Đau đầu căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, sụt cân, suy giảm khả năng tập trung.
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý này dựa trên việc hỏi kỹ bệnh sử đau đầu của bệnh nhân. Những thông tin về triệu chứng đau đầu như kiểu đau, thời điểm đau trong ngày, thời gian đau, v.v... sẽ giúp ích rất nhiều cho bác sĩ. Vì thế, khi bắt đầu có triệu chứng đau đầu kéo dài, việc ghi lại nhật ký về các cơn đau đầu là rất hữu ích cho bạn và cho cả bác sĩ điều trị.
Đối với bệnh đau đầu căng thẳng, các xét nghiệm máu, chụp X quang đầu không đem lại nhiều giá trị giúp chẩn đoán. Chụp cắt lớp điện toán (Ctscanner) hoặc cộng hưởng từ (MRI) sọ não đôi khi cũng được chỉ định để giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý thần kinh khác gây đau đầu.
Khi bạn lần đầu tiên đối mặt với chứng đau đầu này, sự nghỉ ngơi sẽ giúp giảm đau. Bạn cũng có thể sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường như aspirin, acetaminophen, ibuprofen, trước khi đến bác sĩ chuyên khoa.
Một số hướng dẫn chăm sóc cho bản thân khi bị đau đầu căng thẳng:
- Tắm nước ấm
- Dùng túi nước ấm hoặc túi nước đá chườm lên vùng đầu hoặc cổ bị đau
- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Đảm bảo giấc ngủ đầy đủ ngay cả trong ngày cuối tuần và ngày lễ
- Duy trì thói quen 20-40 phút vận động thể dục ba lần mỗi tuần hoặc tập thể dục, đi bộ đều đặn
- Tập yoga, thái cực quyền, hoặc thiền
- Không bỏ bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn sáng
- Uống nhiều nước
- Loại bỏ các nguyên nhân gây stress
- Liên lạc thường xuyên với người thân, bạn bè
- Du lịch, nhất là về các vùng quê
- Học các kỹ thuật quản lý cảm xúc và tư tưởng.
AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Cảnh Nam - Doanh Nhân Sài Gòn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình