Cách xử lý khi bị sặc, hóc dị vật
Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Cứu chữa cho em bé
1. Giữ em bé của bạn trong tư thế mặt úp, đầu dốc ngược thấp hơn thân dọc theo cánh tay bạn. Đầu và vai trên cánh tay bạn. Vỗ mạnh vào phần trên của lưng 5 cái.
2. Xoay mặt bé về phía cánh tay kia của bạn, rồi nhìn vào trong miệng bé và dùng một ngón tay lấy dị vật ra. Nhớ đừng thọc sâu vào cổ họng của bé.
3. Nếu vỗ lưng không thành công thì để hai ngón tay ở phần nửa dưới của xương ức và ấn mạnh xuống với nhịp độ 3 giây một lần. Làm như vậy để tạo ra một cơn ho nhân tạo. Kiểm tra miệng bé lại lần nữa.
4. Nếu vật cản vẫn chưa lấy ra được thì bạn hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 3 thêm ba lần nữa đồng thời gọi xe cấp cứu đến.
Với trẻ lớn hơn
1. Con bạn có thể tự ho để đẩy dị vật ra. Bạn hãy khuyến khích cháu làm như vậy, nhưng cũng đừng để mất thời gian nhiều quá. Nếu như thấy cháu không ho ra được thi hãy cho cháu khum người ra phía trước rồi vỗ mạnh vào giữa xương bả vai 5 cái.
2. Kiểm tra miệng của cháu. Lấy ngón tay đè lưỡi xuống để dễ nhìn. Lấy ra tất cả dị vật nào mà bạn nhìn thấy được.
3. Nếu vỗ lưng không thành công thì hãy ấn mạnh vào ngực cháu, nắm
tay lại và đặt nắm tay lên phần dưới xương ức. Lấy tay kia giữ chặt nắm
tay. Kéo mạnh nắm tay vào trong đến 5 lần với nhịp độ 3 giây một lần.
Kiểm tra miệng lại lần nữa.
4. Nếu ấn ngực không thành công thì hãy ấn bụng. Đặt nắm tay ngay
giữa bụng trên, dưới xương sườn. Vòng tay kia qua nắm lấy nắm tay, ấn
mạnh hướng lên trên 5 cái. Sau đó, kiểm tra miệng lại lần nữa.
5. Nếu ấn bụng không thành công thì hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 4 thêm ba lần nữa, đồng thời gọi xe cấp cứu.
1. Giữ em bé của bạn trong tư thế mặt úp, đầu dốc ngược thấp hơn thân dọc theo cánh tay bạn. Đầu và vai trên cánh tay bạn. Vỗ mạnh vào phần trên của lưng 5 cái.
2. Xoay mặt bé về phía cánh tay kia của bạn, rồi nhìn vào trong miệng bé và dùng một ngón tay lấy dị vật ra. Nhớ đừng thọc sâu vào cổ họng của bé.
3. Nếu vỗ lưng không thành công thì để hai ngón tay ở phần nửa dưới của xương ức và ấn mạnh xuống với nhịp độ 3 giây một lần. Làm như vậy để tạo ra một cơn ho nhân tạo. Kiểm tra miệng bé lại lần nữa.
4. Nếu vật cản vẫn chưa lấy ra được thì bạn hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 3 thêm ba lần nữa đồng thời gọi xe cấp cứu đến.
Với trẻ lớn hơn
1. Con bạn có thể tự ho để đẩy dị vật ra. Bạn hãy khuyến khích cháu làm như vậy, nhưng cũng đừng để mất thời gian nhiều quá. Nếu như thấy cháu không ho ra được thi hãy cho cháu khum người ra phía trước rồi vỗ mạnh vào giữa xương bả vai 5 cái.
2. Kiểm tra miệng của cháu. Lấy ngón tay đè lưỡi xuống để dễ nhìn. Lấy ra tất cả dị vật nào mà bạn nhìn thấy được.
5. Nếu ấn bụng không thành công thì hãy lặp lại từ bước 1 đến bước 4 thêm ba lần nữa, đồng thời gọi xe cấp cứu.
AloBacsi.vn
Theo Cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé
Theo Cẩm nang chăm sóc bà mẹ và em bé
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình