Hotline 24/7
08983-08983

Các tình huống dễ lây HIV nhất mà nhiều người đang bỏ qua

Theo ThS.BS Nguyễn Hữu Trí, Trưởng khoa Nội tổng hợp, BV Phổi Trung ương, có 3 đường lây truyền HIV là qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con.

Lây truyền qua đường máu: Cách đây khoảng 10 năm, lây truyền HIV qua con đường tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền chủ yếu, có đến 80 - 90% lây qua bơm kim tiêm ở những người sử dụng ma túy. Họ dùng 1 bơm kim tiêm duy nhất để lấy thuốc và chích cho nhau tại cùng trong 1 thời điểm nên virus HIV sẽ lây trực tiếp cho người khác.

Còn ngày nay, lây truyền HIV qua việc dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy đã giảm đi. Nguyên nhân được BS Trí chỉ ra rằng, một phần là do hiện nay các đối tượng nghiện ma túy sử dụng ma túy dạng hút hít nhiều hơn, hoặc dùng ma túy pha với các chất kích thích. 

HIV Thường lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con. Ảnh minh họa
HIV Thường lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con. Ảnh minh họa

Nguy cơ lây nhiễm HIV từ việc dùng chung bơm kim tiêm giảm nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm từ việc dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu... Các loại dụng cụ sắc nhọn này đều có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Cũng có thể lây truyền HIV qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da, niêm mạc bị xây xát…

Lây truyền HIV từ mẹ sang con: Người ta quan niệm máu mẹ giúp nuôi dưỡng bào thai nên khi mẹ bị HIV sẽ sinh con cũng mắc bệnh. Tuy nhiên, thực tế việc lây HIV từ mẹ sang con chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Việc lây nhiễm thường diễn ra trong lúc chuyển dạ, khi độ mở của bộ phận sinh dục người mẹ thấp, gây rách tầng sinh môn, chảy máu, trong quá trình con ra ngoài nếu có xây xước, khi tiếp xúc với máu mẹ sẽ nhiễm bệnh. Nếu đứa con không bị xây xước thì con sẽ an toàn.

Lây HIV qua đường tình dục: Tỷ lệ lây nhiễm HIV qua con đường quan hệ tình dục được đánh giá thấp nhất, nhất là khi có biện pháp bảo hộ. Những trường hợp quan hệ thô bạo làm rách thành âm đạo gây chảy máu, hoặc tổn thương niêm mạc của dương vật ở mức độ sâu mới có thể lây bệnh HIV sang đối phương.

Bệnh nhân HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nếu tuân thủ việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Ảnh minh họa
Bệnh nhân HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nếu tuân thủ việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Ảnh minh họa

BS Trí cũng chia sẻ việc mình đã từng điều trị cho một bệnh nhân bị HIV do tiêm chích ma túy. Bệnh nhân này lấy 4 bà vợ và biết cách phòng ngừa bệnh cho đối phương nên cả 4 bà vợ của bệnh nhân đều không bị lây nhiễm.

Việc điều trị bằng thuốc ARV cho người bị HIV có ý nghĩa rất quan trọng. Khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang đối tác.

Ở Việt Nam, 91,5% số người điều trị đều có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, tức không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào.

Đặc biệt, nếu bệnh nhân HIV tuân thủ điều trị đầy đủ, nghiêm túc, có thể hoàn toàn sống chung với HIV, sinh hoạt và quan hệ tình dục như bình thường. Họ có thể sinh con không bị nhiễm bệnh.

Uống thuốc trong thời kỳ phơi nhiễm sẽ an toàn

Theo BS Trí, trong khoảng từ 1 - 2 tháng sau khi HIV xâm nhập vào cơ thể, có từ 40% đến 90% số người bệnh sẽ trải qua các triệu chứng giống bệnh cúm. Lúc này, bệnh nhân có thể sốt 38 - 40 độ C, vã mồ hôi, mỏi mệt, đau cơ khớp, viêm họng, sưng nhiều hạch...

Thời điểm này là lúc virus di chuyển vào trong máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn. Các hiện tượng viêm, sưng chính là phản ứng viêm của hệ miễn dịch.

Các triệu chứng và dấu hiệu ở giai đoạn đầu nhiễm virus HIV tương tự như các bệnh thông thường khác và giai đoạn này, các xét nghiệm sàng lọc thông thường cũng không xác định được bệnh nên được gọi là giai đoạn “cửa sổ”.

Trong thời gian cửa sổ của căn bệnh HIV người nghi bị nhiễm (quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm, xây xát chảy máu) người ta gọi là thời kỳ phơi nhiễm. Trong thời gian đó nếu người bệnh được điều trị kịp thời bằng uống thuốc trong thời kỳ phơi nhiễm sẽ an toàn, ít nguy cơ mắc bệnh.


Theo L.Minh - Gia đình Mới

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X