Hotline 24/7
08983-08983

Bà vừa uống thuốc chữa K giáp liều lượng 30, khi nào có thể bế cháu dưới 1 tuổi?

Câu hỏi

Xin hỏi AloBacsi, Mẹ tôi 63 tuổi vừa uống thuốc chữa ung thư tuyến giáp liều lượng 30. Cho tôi xin hỏi khi nào mẹ tôi có thể bế cháu nhỏ dưới 1 tuổi? Kính mong giúp đỡ.

Trả lời
Khi nào bà có thể bế cháu sau khi uống thuốc K giáp? Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khi nào bà có thể bế cháu sau khi uống thuốc K giáp? Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Xạ trị trong bệnh ung thư tuyến giáp là sử dụng I-131 liều cao để diệt các tế bào tuyến giáp. Vì I-131 có khả năng phóng xạ nên các bệnh nhân sẽ được cách ly để tránh lây nhiễm xạ cho người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Thời gian cách ly có thể từ 3-7 ngày, và chỉ có thể về nhà khi đã được đánh giá là an toàn. Mặc dù sau đó bệnh nhân vẫn nên tránh tiếp xúc gần với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ thêm 1 thời gian nữa (trung bình là 4 tuần) cho an toàn tuyệt đối, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Từ Iod bình thường có thể sử dụng các máy gia tốc để chế biến thành 2 loại Iod có khả năng giải phóng các tia phóng xạ (radiation) được sử dụng cho mục đích y khoa: I-123 (vô hại với tế bào tuyến giáp, thường dùng để chẩn đoán) và I131 (có thể phá hủy tế bào tuyến giáp, được sử dụng cho cả chẩn đoán và điều trị). Có thể sử dụng Iode phóng xạ an toàn cho những người có dị ứng với hải sản hoặc chất cản quang có chứa Iode vì thực ra người ta phản ứng với hợp chất chứa Iode chứ không phải Iode.

Đối với xạ hình tuyến giáp, sau khi cho uống (I-131) hoặc tiêm (I-123), Iod sẽ tập trung về tuyến giáp làm hiện hình tuyến giáp, được phát hiện qua một đầu ghi. Ngoài ra, Iod tập trung về tuyến giáp nhiều hay ít cũng còn phản ánh tuyến giáp hoạt động mạnh hay yếu. Do I-123 có thời gian bán hủy ngắn hơn nên an toàn hơn và được ưa dùng trong xạ hình tuyến giáp, kể cả cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ. I-123 còn có ưu điểm khác là hoàn toàn không gây hại cho cơ thể và không cần lưu ý gì đặc biệt sau khi làm xạ hình tuyến giáp.

Xạ hình tuyến giáp thường được chỉ định trong chẩn đoán các bệnh bướu nhân tuyến giáp, chẩn đoán mô giáp còn sót lại sau phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp  hoặc để chuẩn bị cho điều trị cường giáp...

I-131 có khả năng phóng xạ nên các bệnh nhân cần cố gắng để tránh tiếp xúc tia xạ với người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Lượng tia xạ phơi nhiễm sẽ giảm đáng kể nếu khoảng cách từ bệnh nhân đến người khác tăng lên. Các bệnh nhân phải di chuyển bằng máy bay ngay sau khi uống I-131 nên mang theo bức thư của bác sĩ vì hệ thống cảnh báo phóng xạ ở các sân bay có thể phát hiện tia xạ từ cơ thể bạn (dù nó ở mức an toàn) và nhân viên an ninh có thể ngăn không cho bạn nên máy bay.

Những
bệnh nhân phải điều trị I-131 liều cao (Basedow, ung thư tuyến giáp...) cần phải ở trong phòng cách ly 3 - 7 ngày và chỉ có thể về nhà khi đã được đánh giá là an toàn.

Không bao giờ được dùng Iod phóng xạ, dù là I-123 hay I-131 để chẩn đoán hay điều trị cho các phụ nữ có thai. Những phụ nữ muốn có con phải đợi ít nhất 6-12 tháng sau điều trị I-131, vì buồng trứng cũng có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ. Cho đến nay không có bằng chứng nào về việc điều trị Iod phóng xạ có thể gây vô sinh, nhưng nó có thể gây mãn kinh sớm.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X