Hotline 24/7
08983-08983

Xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân: Đừng đổ lỗi cho hậu COVID-19 mà lơ các dấu hiệu đột quỵ

Một số báo cáo hiện đã xác nhận rằng nhiễm SARS-CoV-2 có liên quan đến các biến cố huyết khối, bao gồm đột quỵ do thiếu máu cục bộ (IS). Song các triệu chứng hậu COVID-19 lại dễ nhầm lẫn với dấu hiệu cảnh báo đột quỵ. Vậy làm sao để nhận diện và phân biệt?

1. Nguy cơ đột quỵ hậu COVID-19 kéo dài bao lâu?

Mối liên quan có thể có giữa COVID-19 và đột quỵ lần đầu tiên được ghi nhận sớm trong đại dịch trong một nghiên cứu trường hợp hồi cứu được công bố từ Trung Quốc. Kể từ lần xuất bản đầu tiên này, một số thuần tập hồi cứu lớn hơn đã báo cáo tỷ lệ mắc đột quỵ từ 0,9% đến 3,3%. Trên thực tế, so với cúm AB, tỷ lệ phát triển đột quỵ đã được báo cáo là cao hơn gấp 7 lần với COVID-19.

Bệnh nhân COVID-19 bị đột quỵ có xu hướng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn và có tỷ lệ tử vong cao hơn so với bệnh nhân IS đối chứng theo trường hợp. IS có xu hướng xảy ra ở những người có nhiều bệnh đi kèm hơn nhưng cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân không có tiền đề và/ hoặc dưới 55 tuổi. Vì vậy, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Cuộc chiến với COVID-19 giai đoạn kết thúc, F0 lành bệnh vẫn phải đối diện với hàng loạt các biến chứng trong thời kỳ hậu COVID-19, trong đó có đột quỵ.

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM dẫn chứng, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào đầu tháng 3 cho thấy, nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Những bệnh nhân nhẹ có nguy cơ đột quỵ < 1%, nhưng với những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt thì nguy cơ này có thể lên tới 6%. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thông thường, đột quỵ xảy ra vào thời điểm từ 1 - 3 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng COVID-19.

Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga cục máu đông là căn nguyên chính dẫn đến đột quỵ ở những bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh. “Ngoài việc gây tổn thương đường hô hấp, phổi thì COVID-19 còn gây tác động đến mạch máu, đặc biệt là nội mạc mạch máu.

Khi nội mạc mạch máu, nội mô mạch máu bị tổn thương, cơ thể nhanh chóng phát tín hiệu trong dòng máu, đưa tế bào máu - nhất là tiểu cầu sẽ bám tới và tích cực trám lại nơi bị tổn thương. Nhưng cũng chính động thái này đã hình thành nên cục máu đông, kích hoạt con đường đông máu, kêu gọi thrombin và những yếu tố đông máu, hình thành huyết khối gây tổn thương trong mạch máu - BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga lý giải.

2. Phân biệt triệu chứng hậu COVID-19 và đột quỵ, dấu hiệu nào điển hình?

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga cảnh báo, nhiều người khỏi COVID-19 vẫn cảm thấy cơ thể như “đi mượn” vì những triệu chứng kéo dài. Song cũng chính vì vậy, khi cơ thể phát đi tín hiệu cảnh báo đột quỵ lại lầm tưởng, “đổ thừa” cho hậu COVID-19.

Điển hình như đau đầu, mệt mỏi, xây xẩm, chóng mặt hay hội chứng “sương mù não” với các triệu chứng hoạt động não của người bệnh hoạt động không còn trơn tru, nhanh nhạy giống như ban đầu, họ khó tập trung, mau quên, khó đưa ra các quyết định dù vấn đề đó rất đơn giản.

Đừng đổ lỗi hậu COVID-19 bởi các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tê yếu tay chân cũng chính là hồi chuông cảnh báo đột quỵ.

Tuy nhiên, BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga nhận định, đột quỵ và hậu COVID-19 có thể phân biệt được nếu quan sát các triệu chứng người bệnh gặp phải. Theo đó, cơn đau đầu ở giai đoạn hậu COVID-19 thường đi kèm với chứng sợ ánh sáng và cứng cổ. Đau có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên đầu, đau ở thái dương. Trong khi đó, đau đầu trong đột quỵ được mô tả là cơn đau rất dữ dội, đôi khi sử dụng thuốc giảm đau không hiệu quả.

“Song song với các triệu chứng xây xẩm, chóng mặt, mệt mỏi, người bệnh đột quỵ sẽ có các triệu chứng đặc trưng như cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, yếu - tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc. Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường, méo miệng.

Khi có những dấu hiệu này, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ. Bởi với người bệnh đột quỵ, để cứu não, thời gian được tính bằng giây, phút” - chuyên gia Bệnh viện Thống Nhất cảnh báo.

3. Tích tiền, tích bạc, ai lại tích máu đông

Đại dịch COVID-19 đã mở ra một kỷ nguyên mới về chăm sóc sức khỏe, đưa vấn đề này trở thành ưu tiên hàng đầu. Trong đó, để ngăn chặn nguy cơ đột quỵ hậu COVID-19, BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga đưa ra lời khuyên, người bệnh nên tuân thủ lối sống lành mạnh, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá, tập thể dục. Đồng thời, kiểm soát huyết áp, đường huyết ở mức lý tưởng, người thừa cân, béo phì nên giảm cân, đảm bảo chỉ số khối cơ thể thấp hơn 25.

Thực tế, BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga nhìn nhận, cục máu đông đã và đang là vấn đề nan giải hậu COVID-19. Do đó, bên cạnh việc sử dụng các thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu theo phác đồ điều trị của bác sĩ và các biện pháp phòng ngừa đã nói trên, hiện nay sử dụng sản phẩm có thành phần chính nattokinase cũng là giải pháp được khuyên dùng.

“Cục máu đông là những sợi fibrin bện lại cùng với tiểu cầu. Chúng ta cần những tác nhân trong y học để phá vỡ cục máu đông, nghĩa là phá vỡ sợi fibrin. Nattokinase là một chất đặc biệt có thể giúp phá vỡ sợi fibrin, nhờ đó có công dụng phá vỡ cục máu đông khi hình thành.

Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... đã khẳng định nattokinase không những có khả năng tiêu sợi huyết, chống hình thành huyết khối mà còn giúp hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch, hạ lipid, chống kết tập tiểu cầu... Do vậy mà enzym nattokinase trở thành một trong những ứng cử viên tiềm năng để phát triển thành một loại thuốc phòng và điều trị cho người bệnh”.

Song một vấn đề đặt ra đó là trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa nattokinase không rõ nguồn gốc xuất xứ hay nguồn gốc nattokinase không đảm bảo. Do vậy, khi sử dụng có thể gặp phải các vấn đề như hoạt tính Nattokinase thấp, hàm lượng không đạt chuẩn, hiệu quả phá tan cục máu đông không cao, đặc biệt là chứa tạp chất quá quy định như vitamin K2 gây đông máu, purine ảnh hưởng đến người bệnh Gout, isoflavone tác động đến nội tiết tố...

Với mục tiêu kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn và chất lượng, đảm bảo việc cung cấp ổn định nguồn nattokinase, JNKA - Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (Japan NattoKinase Association) ra đời, quản lý 90% nattokinase trên thế giới. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có Dược Hậu Giang là thành viên của JNKA và cũng chỉ có bộ 3 sản phẩm NattoEnzym (NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice) đạt chuẩn JNKA cho đến thời điểm hiện tại.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X