Hotline 24/7
08983-08983

Xây dựng chế độ ăn cho người bị đái tháo đường

Đái tháo đường (tiểu đường) là một bệnh khá phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Về mặt dịch tễ học khó có số liệu chính xác, đặc biệt là ở giai đoạn tiềm ẩn...

Xác định bệnh đái tháo đường

Tuy gọi là đái tháo đường, nhưng không phải trường hợp nào có đường trong nước tiểu cũng gọi là bệnh đái tháo đường; các trường hợp có fructose niệu, lactose niệu, galactose niệu, pentose niệu hay có glucase niệu do ngưỡng thận hạ thấp thì dù có đường trong nước tiểu cũng không thực sự là bệnh đái tháo đường.

an-dai-thao-duong

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới - bệnh đái tháo đường được xác định dựa vào 1 trong 3 kết quả của xét nghiệm sau (các kết quả phải lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó thì mới kết luận):

1. Có các triệu chứng đái tháo đường và glucose huyết tương khi làm xét nghiệm ngẫu nhiên >200mg/dl (11,1mmol/lít). Ngẫu nhiên nghĩa là xét nghiệm được tiến hành ở bất cứ thời gian nào trong ngày mà không quan tâm tới bữa ăn cuối cùng.

2. Glucose huyết tương lúc đói >126mg/dl (7,O mmol/lít), lúc đói nghĩa là xét nghiệm được tiến hành sau 6 - 8 giờ nhịn đói.

3. Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết khoảng 200mg/dl (II,1 mmol/lít)

* Trường hợp không nghĩ đến đái tháo đường:

Glucose huyết tương sau 2h làm nghiệm pháp tăng đường huyết <140mg (7,8 mmol/lít).

Glucose trong huyết tương lúc đói <110 mg/dl (6,1mmol/lít)

Người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thành 2 thể (typ) căn cứ vào việc có phụ thuộc insulin hay không: typ I - ĐTĐ có phụ thuộc insulin và typ II - ĐTĐ không phụ thuộc insulin.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn (Đối với người ĐTĐ typ II và typ I nhẹ)

1. Đảm bảo đủ tổng năng lượng để giữ cân nặng bình thường:

Đối tượng

Kcal/cân nặng trung bình

Năng lượng K/cal/ngày cho người 50kg

Người béo cần sụt cân

20

1000

Bệnh nhân nội trú

25

1250

Người lao động nhẹ

30

1500

Người lao động trung bình

35

1750

Người lao động nặng

40-45

2000-2250

2. Đảm bảo cung cấp cân đối năng lượng giữa protein, glucid và lipid theo tỷ lệ như sau:

- Protein: 15% - 20%

- Cholesterol: 200 - 800mg/ngày.

- Glucid: 55 - 60%

- Lipid: 30%, trong đó acid béo bão hòa: 7~10%, acid béo không no 1 nối đôi 10 - 15%, acid béo không no nhiều nối đôi 6% năng lượng.

Ở người bình thường, trung bình tỷ lệ protein trong tổng năng lượng nên là 12%. Ở người ĐTĐ, cần đạt ít nhất 15 %, nhiều hơn ở mức người bình thường, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển hoá của cơ thể, một mặt cung cấp thêm năng lượng thay glucid.

Với lipid, cần dùng các loại acid béo không no. Cần hạn chế cholesterol ở mức thấp nhất.

3. Nên dùng thức ăn giàu chất xơ

Thức ăn giàu chất xơ có tác dụng làm giảm tăng glucose, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn của bệnh nhân ĐTĐ thuộc typ II.

4. Dừng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn sẽ làm tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khá năng làm tăng đường huyết sau khi ăn được gọi là chỉ số đường huyết của một loại thức ăn nào đó, được coi là một chỉ tiêu có lợi để chọn thực phẩm.

Chỉ số đường huyết không chỉ phụ thuộc vào sự phức hợp của thành phần glucid mà còn phụ thuộc vào thành phần chất xơ, quá trình chế biến, tỷ lệ amylase và amylopectin. Các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp.

Dùng các loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp trong chế độ ăn của người đái tháo đường (đặc biệt đối với ĐTĐ typ II) có ưu điểm là làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, cải thiện chuyển hoá lipid tốt hơn...

5. Đủ vitamin: đặc biệt là vitamin nhóm B (thiamin, riboflavin, niacin) để ngăn ngừa tạo thành thể centonic.

6. Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn. Với bệnh nhân ĐTĐ typ I, các bữa ăn nên phù hợp với thời gian tác dụng tối đa của insulin đề phòng hạ đường huyết.

Cách tính toán để xây dựng chế độ ăn

Nhóm thực phẩm

Tên

thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Nhóm thực phẩm

Tên

thực phẩm

Chỉ số đường huyết

Bánh mỳ

Bánh mỳ trắng

100

Rau củ

Khoai lang

54

Bánh mỳ toàn phần

99

Khoai sọ

58

Lương thực

Gạo trắng

83

Cà rốt

50

Lúa mạch

31

Khoai bỏ lò

135

Yến mạch

85

Đậu

Lạc

19

Bột giã dối

72

Hạt đậu

49

Quả

Chuối

53

Sữa

Sữa gầy

32

Táo

53

Sữa chua

52

Dưa hấu

72

Kem

52

Cam

66

Đường

Đường

86

Xoài

55

Bánh

Bánh quy

50-52

Nho

43

Mận

24

Anh đào

32

Thí dụ: Tính cụ thể cho bệnh nhân ĐTĐ, nặng 50 kg, lao động nhẹ.

1. Tính tổng năng lượng cần thiết cho một ngày:

Kcal/kg x cân nặng cơ thể = 30 Kcal x 50 = 1500 Kcal

2. Năng lượng do glucid cung cấp = 55% tổng số năng lượng

1500 x 55% = 825 Kcal

3. Lượng glucid cần thiết sẽ là 825 : 4 = 206g

4. Năng lượng do protein cung cấp: 20% tổng số năng lượng

1500g x 20% = 300 Kcal

5. Lượng protein cần thiết: 300 : 4 = 75g

6. Năng lượng do hpid cung cấp: Tổng năng lượng trữ đi năng lượng do glucid và protein cung cấp.

1500 - (825 + 300) = 375 Kcal

7. Số gam lipid trong chế độ ăn là 375: 9 = 42g

* Tóm lại, chế độ ăn trên cơ cấu như sau: Tổng năng lượng 1500 Kcal/ngày - trong đó: Glucid 55%; Protein 20%; Lipid 25%

* Về cơ cấu bữa ăn trong ngày:

Nếu do điều kiện lao động và sinh hoạt chỉ ăn được 3 bữa/ngày, năng lượng đưa vào phân bố như sau:

- Bữa sáng: 20% năng lượng

- Bữa trưa: 40% năng lượng

- Bữa tối: 40% năng lượng

Nếu có điều kiện, nên phân thành 6 bữa/ngày:

- Bữa sáng: 10% năng lượng

- Bữa phụ: 10% năng lượng

- Bữa trưa: 30% năng lượng

- Bữa phụ: 10% năng lượng

- Bữa tối: 30% năng lượng

- Bữa phụ: 10% năng lượng

Tại Khoa Dinh dưỡng của các bệnh viện lớn đều có thực đơn dành cho bệnh nhân ĐTĐ (được tính toán rất chi tiết từng bữa, từng ngày...) - chúng ta có thể tham khảo nếu người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này...

Theo Mai Thanh - Thực phẩm và Đời sống/ Viện Dinh dưỡng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X